Hình ảnh tiêm kích Su-27 của Không quân Việt Nam những ngày còn "bỡ ngỡ"
Tiêm kích Su-27 trong quá khứ từng được coi là chiến đấu cơ hiện đại bậc nhất của Không quân Việt Nam cho tới khi chúng ta đưa Su-30MK2V vào trang bị.
Tự hào vì tiêm kích Su-57, Nga sắp đón chiếc đầu tiên vào biên chế / Việt Nam sắp nhận lại tiêm kích Su-27UBK sau đại tu ở Belarus
Việc được trang bị những chiến đấu cơ Su-27 cho lực lượng Không quân Việt Nam thời điểm này là điều vô cùng quan trọng vì các chiến đấu cơ của chúng ta khi đó đã rất cũ, các máy bay chiến lợi phẩm từ kháng chiến chống Mỹ cũng đã không còn sử dụng được vì hết niên hạn. Nguồn ảnh: TL.
Ngoài ra trong thời điểm này, Liên Xô đang chuẩn bị tan rã nên có nội lực kinh tế rất yếu, Việt Nam hoàn toàn có thể mua được dàn chiến đấu cơ Su-27 với giá "hời" hơn nhiều so với trước đó vài năm. Nguồn ảnh: TL.
Quá trình chuyển giao các chiến đấu cơ Su-27 cho Việt Nam bị gián đoạn khá lâu do các sự cố chính trị xảy ra ở Liên Xô. Tới tận năm 1997, mới chỉ có 10 chiếc Su-27 được chuyển cho Việt Nam. Cuối năm 1997, Nga chuyển nốt hai chiếc Su-27 cho chúng ta. Nguồn ảnh: QPVN.
Sự cố nghiêm trọng đã xảy ra khi máy bay vận tải quân sự của Nga mang theo hai chiếc tiêm kích Su-27 đi vào bão và gặp tai nạn gần hồ Baikal khi chưa kịp ra khỏi lãnh thổ Nga. Nguồn ảnh: Danviet.
Kết quả là cả hai chiếc Su-27UB bị phá huỷ hoàn toàn, phía Nga không thể giao hàng cho Việt Nam theo đúng hẹn trong khi chúng ta không muốn chờ Nga sản xuất lại hai chiếc Su-27UB khác vì thời gian chờ có thể lên tới vài năm. Nguồn ảnh: Danviet.
Theo điều khoản đã được chúng ta ký từ trước với Liên Xô, Nga đã đồng ý bồi thường cho Việt Nam hai chiếc Su-27 khác nhưng không phải là phiên bản UB mà là Su-27PU. Nguồn ảnh: Airliners.
Phiên bản tiêm kích Su-27PU thậm chí còn hiện đại hơn rất nhiều so với các phiên bản tốt nhất của Su-27. Đây được coi là thế hệ đầu tiên của dòng tiêm kích Su-30 được Nga cho ra mắt sau này. Nguồn ảnh: Flanker.
Để phân biệt giữa các chiến đấu cơ Su-27PU với phiên bản Su-27UB hai chỗ ngồi, Việt Nam đã lựa chọn cách đánh số khác biệt cho các chiến đấu cơ Su-27PU này. Nguồn ảnh: QĐND.
Cụ thể, những chiếc Su-27 phiên bản Su-27PU được đặt số hiệu theo dãy 852x và để phân biệt với những chiếc Su-27UBK thông thường có kiểu đánh số là 600x. Nguồn ảnh: Airliners.
Việc được sớm sở hữu phiên bản tiêm kích Su-27PU được cho là một trong những yếu tố giúp Việt Nam nhận ra sức mạnh của chiến đấu cơ Su-30 để đặt mua với số lượng lớn từ Nga sau này. Nguồn ảnh: QPVN.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Cột tin quảng cáo
Năm 1990, Không quân Việt Nam đã ký hợp đồng mua 12 tiêm kích Su-27 từ Liên Xô. Các phiên bản được chúng ta lựa chọn là Su-27SK với số lượng 7 chiếc và còn lại là Su-27UB hai chỗ ngồi dành cho huấn luyện chiến đấu. Ảnh: Người phi công trong ảnh là Thượng tướng Võ Văn Tuấn khi ông còn trẻ xuất hiện bên cạnh chiếc Su-27.