Quốc tế

Xe tăng mới thay thế T-14 Armata có gì đặc biệt?

Xe tăng T-14 Armata có thể được đưa vào lực lượng vũ trang vào cuối năm 2020 - đầu năm 2021.

Mỹ nghi ngờ Nga trợ giúp Triều Tiên chế tạo xe tăng mới / Xe tăng bánh lốp Triều Tiên là bản sao M1128 MGS Stryker Mỹ?

Tờ Zvezda dẫn dữ liệu từ các nguồn bí mật trong tổ hợp công nghiệp-quân sự đưa tin, thế hệ xe tăng mới của Nga sẽ thay thế T-14 Armata có thể nhận được pháo điện hóa nhiệt (ETHP).

Tờ tuần báo viết rằng, ETHP sử dụng quá trình đốt nóng sơ bộ chất đẩy, sau đó cung cấp chất này dưới áp suất cao vào phần nòng pháo, ở đây chất này được chuyển đổi thành plasma nhờ năng lượng điện.

“Trong trường hợp này, có thể thu được đường cong áp suất trong lòng nòng “mượt” hơn so với các loại pháo thông thường, kết quả là tăng vận tốc đầu đạn của đạn lên gần 4500 mét/giây”, Zvezda cho hay.

Tuần báo lưu ý rằng loại pháo như vậy có thể được trang bị cho một phương tiện chiến đấu không người lái được điều khiển bằng trí tuệ nhân tạo mà không có sự tham gia của con người.

Xe tang moi thay the T-14 Armata co gi dac biet?
Siêu tăng T-14 Armata sẽ được thay thế

Hồi tháng 8, người đứng đầu Bộ Công thương NgaDenis Manturov cho biết xe tăng T-14 Armata có thể được đưa vào lực lượng vũ trang vào cuối năm 2020 đầu năm 2021.

Trong giai đoạn những năm 2009-2015, Nga đã nghiên cứu cải thiện nền tảng bánh xích của xe tăng Armata. Hợp đồng giữa Bộ Quốc phòng Nga và Uralvagonzavod quy định rằng từ cuối năm 2018 đến cuối năm 2021 nhà máy sẽ cung cấp 132 xe tăng được tạo ra trên cơ sở nền tảng Armata (xe tăng T-14, xe tăng BMP T-15 và xe bọc thép T-16).

Cho đến này, xe tăng vẫn là vũ khí cả tấn công lẫn phòng thủ. Chúng hỗ trợ binh đoàn bộ binh, hoạt động như một boongke bọc thép chắc chắn và oanh tạc đội phương ở mọi cự li tác chiến.

Tuy nhiên, đánh giá xu thế phát triển trong tương lai, các nhà khoa học cho rằng khai thác tiềm năng xe tăng sẽ ít phụ thuộc vào cấu hình thiết kế, thay vào đó sẽ tập trung nhiều vào công nghệ AI và các hệ thống điện tử tự động khác. Cùng với vũ khí trang bị mạnh hơn và một tổ hợp bảo vệ nhạy bén, một phương tiện như vậy có thể nhanh chóng giành được nhiều lợi thế so với lực lượng của địch.

Hiện mỗi nước có kế hoạch phát triển xe tăng khác nhau, đặc biệt chú trọng vào việc gia tăng sức mạnh của vũ khí. Cụ thể, xe tăng Rheinmetall của Đức thử nghiệm khẩu pháo nòng trơn 130mm dựa theo mẫu Challenger 2 của Anh. Trong khi đó, dòng Nexter của Pháp thử nghiệm khẩu pháo 140mm dựa trên phiên bản Leclerc.

 

Người Mỹ cũng không nằm ngoài cuộc đua khi đầu tư cho chiếc Abrams nổi tiếng. Mặc dù có tuổi đời cao, nhưng những chiếc xe tăng này sẽ phục vụ quân Mỹ ít nhất cho đến năm 2030.

Các quốc gia khác như Trung Quốc vẫn phát triển và vận hành hơn 1.500 chiếc tăng chủ lực ZIZ-96B, quân đội Israel đang nghiên cứu thế hệ thứ 5 của chiếc Merkava trang bị Hệ thống bảo vệ chủ động Trophy (APS).

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm