Xin lỗi nhé, F-35!
“Cha đẻ” Su-57 nói gì về “lỗ hổng” của máy bay F-22 và F-35 Mỹ / Tiêm kích tàng hình của Nhật Bản sẽ mạnh hơn F-35
Nhật Bản định lựa chọn Mỹ, Anh làm đối tác phát triển F-3
Mới đây, tạp chí “Lợi ích Dân tộc” (The National Interest - NI) của Mỹ vừa có bài viết của chuyên gia Peter Suciu với tiêu đề: “Xin lỗi, F-35: Nhật Bản tự mình phát triển máy bay chiến đấu thế hệ thứ sáu” (Sorry, F-35: Japan to Develop Sixth-Generation Fighter on its Own).
Bài viết cho biết, vào tháng trước Nhật Bản đã sẵn sàng chọn Hoa Kỳ làm đối tác để phát triển phiên bản kế tục cho máy bay chiến đấu F-2 của mình, nhưng giờ đây, Lực lượng Tự vệ trên Không của Nhật Bản đã sửa đổi các kế hoạch đó và thay vào đó, họ sẽ phát triển máy bay chiến đấu thế hệ tiếp theo chủ yếu dựa trên công nghệ nội địa.
Nhật Bản phát triển chiến đấu cơ tàng hình F-3 để thay thế cho F-2 |
Ngành công nghiệp quốc phòng Nhật Bản được hoạch định sẽ đóng vai trò trung tâm trong dự án, dự kiến sẽ tiêu tốn hàng chục tỷ dollars trong một chương trình phát triển có thể kéo dài đến giữa những năm 2030.
Trong chương trình phát triển máy bay chiến đấu tương lai cho lực lượng không quân, chính quyền Tokyo đã đàm phán với Washington và London kể từ mùa hè năm ngoái và các cơ cấu quốc phòng Nhật Bản cũng đã tiếp xúc với các nhà thầu Mỹ Lockheed Martin và Boeing, cũng như BAE Systems có trụ sở tại London. Tất cả ba công ty đã được chỉ định là đối tác tiềm năng.
“Chúng tôi sẽ khởi động một dự án phát triển do Nhật Bản lãnh đạo, đi kèm khả năng hợp tác quốc tế” - người phát ngôn của Cơ quan Tiếp nhận Công nghệ và Hậu cần (ATLA) thuộc Bộ Quốc phòng Nhật Bản phát biểu với Tạp chí Jane's Defence Weekly hồi tháng trước.
Người phát ngôn của ALTA nhấn mạnh, Nhật Bản đang thảo luận với Hoa Kỳ và Vương quốc Anh từ quan điểm đảm bảo khả năng tương tác, hiệu quả chi phí và độ tin cậy kỹ thuật. “Chúng tôi đã khám phá khả năng hợp tác với hai quốc gia này” - người phát ngôn của nói thêm.
Vào tháng trước, dường như sự hợp tác quốc phòng ngày càng sâu sắc giữa Washington và Tokyo đã trở thành yếu tố quyết định đối với Nhật Bản.
Nhật Bản đã quyết định tự lực phát triển F-3, không dựa vào công nghệ của F-35 Mỹ |
Ngoài ra, nước này quyết định không hợp tác với Vương quốc Anh với tư cách là đối tác chính, vì họ cảm thấy rằng quan hệ hợp tác tay ba sẽ không cho phép liên minh Nhật Bản - Hoa Kỳ duy trì lợi thế công nghệ. Thế mà đến tháng 4, ngay cả Mỹ cũng bị loại bỏ nốt.
Nhật sẽ tự lực phát triển F-3
Hiện nay, không còn là những lời đồn, Nhật Bản đã quyết định làm việc mà không cần có các đồng minh phương Tây, khi họ phát triển máy bay chiến đấu thế hệ thứ sáu bằng các công nghệ trong nước.
Dòng máy bay chiến đấu thế hệ mới được đặt tên là F-3, được phát triển để thay thế số lượng lớn máy bay F-2, thuộc thế hệ 4+, hiện đang là nòng cốt trong lực lượng không quân Nhật Bản hiện nay. Hợp đồng dự kiến cho máy bay chiến đấu thế hệ tiếp theo này ước tính trị giá 40 tỷ USD.
Kể từ Thế chiến II, quân đội Nhật Bản chỉ sản xuất hai loại máy bay chiến đấu chính bao gồm máy bay phản lực tấn công F-1 dựa trên nền tảng chiếc cường kích Jaguar của Anh và máy bay chiến đấu đa chức năng hạng nhẹ Mitsubishi F-2 dựa trên chiếc F-16 Fighting Falcon của Mỹ.
Hiện nay, F-1 đã loại biên năm 2006, còn Mitsubishi F-2 sẽ duy trì hoạt động ít nhất cho đến khi sự phát triển của thế hệ máy bay tiếp theo được ra mắt.
Máy bay F3 của Nhật Bản đã lần đầu tiên cất cánh vào năm 2016 |
F-2 được hợp tác phát triển vào những năm cuối thập niên 80 của thế kỷ trước và được sản xuất vào đầu những năm 1990 bởi Mitsubishi Heavy Industries (MHI, nhà thầu chính của Nhật Bản) và Lockheed Martin Aeronautics, nhà thầu phụ của Hoa Kỳ, cung cấp một số linh kiện cho MHI.
Nếu kế hoach hợp tác Mỹ-Nhật được lựa chọn, nền tảng công nghệ của chiếc F-3 có lẽ sẽ được hoạch định dựa trên cơ sở chiếc F-35 Lightning II của Lockheed Martin, nhưng kế hoạch đã bị hủy bỏ nên có lẽ người Nhật sẽ tiếp tục nâng cấp chương trình phát triển chiến đấu cơ tàng hình thế hệ 5 của mình là Mitsubishi ATD-X (Advanced Technology Demonstrator - X) Shinshin.
Nếu F-3 không có sự hợp tác đôi bên cùng có lợi như chương trình F-2, phần lớn chi phí của máy bay chiến đấu mới, bao gồm cả chi phí nghiên cứu và phát triển (Research & Development - R & D), sẽ do người Nhật tự bỏ ra, mà đây là số tiền không nhỏ.
Theo giới phân tích, chi phí cho mỗi máy bay chiến đấu thế hệ mới F-3 có thể vượt quá 185 triệu USD và để giúp bù đắp chi phí phát triển, người Nhật có thể sẽ tìm cách xuất khẩu loại máy bay chiến đấu này.
Theo giới truyền thông Nhật Bản, Đảng Dân chủ Tự do cầm quyền của Nhật Bản (LDP) đã tham gia vào các cuộc thảo luận về khả năng xuất khẩu của máy bay chiến đấu trong tương lai.
End of content
Không có tin nào tiếp theo