Quốc tế

Zumwalt được tăng sức mạnh bằng vũ khí siêu thanh?

Để tăng cường hiệu quả chiến đấu, Hải quân Mỹ quyết định trang bị lại vũ khí cho cả 3 siêu hạm tàng hình Zumwalt bằng hệ thống vũ khí siêu thanh.

'Xe tăng Abrams không phải thứ Ba Lan cần để chống Nga' / Vũ khí Nga mở rộng thị trường mặc Mỹ trừng phạt

Vào những năm 1990, Hải quân Mỹ đã lên kế hoạch đóng những chiến hạm cỡ lớn với những công nghệ tối tan hàng đầu và sở hữu hệ thống phóng thẳng đứng với 500 ống phóng VLS. Gói trang bị này có thể giúp Hải quân Mỹ tấn công liên tiếp vào nhiều mục tiêu ven biển và trong đất liền của đối thủ.

Cuối cùng giấc mơ của Hải quân Mỹ được hiện thực hóa bằng sự ra đời của chương trình siêu hạm lớp Zumwalt. Và trớ trêu là, thay vì sở hữu 500 ống phóng VLS, tàu lại dành quá nhiều không gian cho hệ thống pháo 155mm bắn nhanh.

Zumwaltduoctang suc manh bang vu khi sieu thanh?
Siêu hạm Zumwalt lần đầu phóng tên lửa SM-2.

Chương trình siêu hạm Zumwalt cũng chịu đòn đau khi Hải quân Mỹ quyết định cắt giảm số lượng tàu. Thay vì đóng hàng chục chiếc, giới lãnh Hải quân Mỹ quyết định chỉ đóng 3 chiếc tàu thuộc lớp này.

Ngoài ra, Mỹ cũng quyết định trang bị cho những chiếc tàu này loại vũ khí đang được trang bị trên khu trục hạm lớp Arleigh Burke như tên lửa SM-2 và SM-6 và cung cấp cho nó bệ phóng cho các tên lửa nhỏ hơn như Evolved Sea Sparrow...

Để tạo sự khác biệt và tăng hiệu quả sử dụng của Zumwalt với Arleigh Burke, Hải quân Mỹ đã quyết định lại số phận của những khẩu pháo 155mm trên tàu. Bắt đầu từ năm tài chính 2024, những vị trí trang bị khẩu pháo cỡ lớn này sẽ được thay thế bằng 12 hệ thống ống phóng tên lửa siêu thanh.

Với 12 tên lửa siêu thanh, siêu hạm Zumwalt sẽ có vũ khí tấn công mạnh hơn cùng khả năng tấn công tầm xa và linh hoạt, từ đó tung ra những đòn tấn công chính xác nhằm vào các mục tiêu của đối phương, đồng thời giảm nguy cơ bị phản công so với dùng pháo như trước đây.

Giới chuyên gia cho rằng, trên lý thuyết, những chiến hạm Zumwalt sở hữu hàng loạt ưu điểm như khả năng tàng hình tốt, hỏa lực mạnh, vũ khí đa năng... Nhưng ngay từ khi ra đời và đến tận ngày nay, sự tồn tại của chương trình siêu hạm này luôn là chủ đề gây tranh cãi ngay trong nội bộ nước Mỹ.

 

Trước đây một số chuyên gia chỉ trích rằng thiết kế của các tàu khu trục lớp Zumwalt nhìn bề ngoài có vẻ hiện đại, song khó có thể đứng vững khi hoạt động trong điều kiện biển động mạnh và thậm chí có nguy cơ bị lật nếu gặp sóng lớn.

Đáp lại, Hải quân Mỹ thông báo các tàu khu trục này đã vượt qua hai đợt thử nghiệm mang tính bước ngoặt, trong đó khu trục hạm USS Zumwalt đã di chuyển giữa biển động với sóng cao 4-6m ngoài khơi bang California và Alaska.

Chuyên gia Loren Thompson thuộc Viện Lexington tại bang Virgina của Mỹ thì cho rằng, một trong những vấn đề lớn mà Hải quân Mỹ gặp phải đó là hối hả đưa những chiến hạm mới đầy tham vọng vào sản xuất trước khi đánh giá về độ tin cậy của công nghệ ứng dụng cho tàu Zumwalt.

Bài học dễ nhận thấy nhất đó là khả năng tàng hình không mạnh như công bố, hệ thống radar yếu hơn dự kiến, chương trình pháo điện từ (trang bị chính của tàu) chết yểu buộc phải thay thế bằng vũ khí siêu thanh...

Loren Thompson cho rằng, đến khi chính thức được trang bị, vũ khí siêu thanh sẽ giúp xóa đi những định kiến về lớp tàu nhiều tai tiếng của Hải quân Mỹ. Thế nhưng vấn đề là đến khi nào cả 3 chiếc Zumwalt được tích hợp tên lửa siêu thanh thì chính Hải quân Mỹ cũng không thể có câu trả lời chính xác.

 

Bởi theo chuyên gia này, hiện vũ khí siêu thanh dành cho Zumwalt và những tàu khu trục lớp Arleigh Burke thế hệ mới vẫn còn đang trong phòng thí nghiệm. Chính vì vậy, cả 3 chiếc Zumwalt còn lâu mới được trang bị vũ khí dù đã được chuyển giao cho Hải quân Mỹ.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm