Rợn người trước lễ hội “hành xác” tại Malaysia
Lễ hội Thaipusam tại Malaysia được diễn ra vào tháng Tamil của Thái rơi vào khoảng cuối tháng Giêng đầu tháng Hai, đây được coi là lễ hội khủng khiếp nhất trong năm. Lễ hội bắt nguồn từ một truyền thuyết Hindu và được dân nhập cư làm việc trong các đồn điền cao su, các văn phòng chính phủ mang từ nam Ấn Độ tới Malaysia từ thế kỷ 19.
Lễ hội được tổ chức thường niên để kỷ niệm chiến thắng của thần Murugan trước những thế lực ma quỷ. Để giành được chiến thắng, Murugan đã sử dụng cây thương của mẹ mình là Mariamman hay thần Parvati. Vì vậy, cây thương này trở thành biểu tượng của buổi lễ.
Các tín đồ tập sẽ trung tại ngôi đền Batu là hang động núi đá vôi nằm ở ngoại ô Kuala Lumpur. Đền chính là địa điểm tập trung hằng năm của lễ hội tạ ơn trong 3 ngày và lễ Thaipusam.
Hằng năm cứ đến ngày này hơn 1 triệu tín đồ Hindu giáo cùng nhau tề tựu tại ngôi đền Malaysian để kỉ niệm lễ hội sắc màu Hindu này. Tại lễ hội có vô số các hoạt động vui chơi giải chí là những màn hành xác đáng sợ, rùng rợn mà những người tham gia dường như không còn cảm giác về sự đau đớn. Họ xiên những vật sắc nhọn lên cơ thể, dùng móc sắt móc vào da thịt, đi trên đinh và còn vô số những hình thức hành xác khác.
Để thực hiện hết cuộc hành trình không dài nhưng đau đớn ấy, những tín đồ đều phải nhờ đến bạn bè của mình. Họ thường đi rất chậm và dọc đường thường dừng lại để cầu nguyện. Theo sau họ, còn có cả những người nhạc công đánh trống, thổi kèn.
Người Hindu tin rằng họ sẽ được gột rửa mọi tội lỗi bằng cách thực hiện các nghi thức tôn giáo nghiêm khắc và cầu nguyện trong lễ hội Thaipusam. Một số tín đồ đi chân trần mang theo những đồ trang sức nặng trĩu, trang trí công phu được gọi là kavadis trong khi một số người khác tự xuyên lưỡi, má và lưng.
Được biết lễ hội đầy sắc màu này là thời gian ăn chay khắt khe nhất và xem như ngày cảm tạ, hối lỗi, tưởng nhớ đến ngày nữ thần Hindu Pavarthi trao cho người con trai Thần Muruga – thần chiến tranh, một cây giáo vô song để tiêu diệt ác quỷ.
Mỗi năm, lễ hội Thaipusam ở Malaysia hay Singapore đều thu hút số lượng người tham dự ngày càng đông, trung bình từ 10.000 tới 50.000 người. Khách du lịch đến với lễ hội này nhiều hơn vì tò mò muốn tìm hiểu nghi thức tôn giáo khác thường này.
Ngày nay, lễ hội này còn được tổ chức ở một số quốc gia, nhưng lớn nhất vẫn là lễ hội ở Malaysia và Singapore, nơi có cộng đồng Taimil người theo đạo Hindu lớn nhất.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Động thái đáng chú ý của Phạm Hương giữa tin đồn rạn nứt với chồng đại gia
Quỳnh Nga xuất sắc trở thành Nữ hoàng Bước nhảy hoàn vũ 2024
Vợ chồng Bình An gặp sự cố ‘dở khóc dở cười’ ngày cuối năm, CĐM bình luận ‘kiếp nạn vẫn chưa hết’
Hành trình rực rỡ của Hoàng Yến Chibi tại "Chị đẹp đạp gió 2024"
Nữ ca sĩ nổi tiếng bị ‘yêu râu xanh’ sàm sỡ ngay giữa chốn công cộng, bị ám ảnh tâm lý nhiều năm
Hai chương trình nổi bật của Nhà hát Trưng Vương Đà Nẵng mừng xuân Ất Tỵ 2025