Rùng rợn nơi người chết 6 năm vẫn chưa được chôn
Tại hầu hết các quốc gia trên thế giới, người chết thường được chôn chỉ sau vài ngày. Thế nhưng, ở đất nước Ghana thuộc châu Phi, mai táng là một trong những vấn đề phức tạp, có thể mất nhiều tháng, thậm chí nhiều năm, để chuẩn bị. Ở một số làng, việc chôn cất quá nhanh được cho là mất thiêng, vì thế, bất chấp nguyện vọng của người chết và vợ hay chồng con họ, người ta vẫn để thi thể người quá cố đông lạnh trong nhà xác một thời gian dài mới đem chôn.
Nguyên nhân của sự chậm trễ này là bởi người Ghana quan niệm trong cuộc đời của một con người, con cái, bạn đời và cha mẹ chỉ là gia đình tạm thời. Một khi chết đi, thân xác họ sẽ thuộc về đại gia đình, dòng tộc, gồm cả những người họ hàng ở xa mà người chết đã nhiều thập kỷ chưa nói chuyện. Những người này đều có quyền đưa ra ý kiến về cách thức, địa điểm và thời gian chôn người chết cho tới khi đại gia đình đạt được sự nhất trí.
Elizabeth Ohene, phóng viên kiêm chính trị gia ở Ghana, từng lên tiếng về hủ tục giữ xác trong nhà đông lạnh suốt nhiều tháng, thậm chí nhiều năm, với hy vọng nâng cao nhận thức của người dân về vấn đề này. Tuy nhiên, đến nay các nỗ lực của bà vẫn chưa thành công.
Tuần trước, các trang tin tức của Ghana nêu lên trường hợp một vị trưởng làng qua đời đã 6 năm nhưng thi thể ông vẫn ở trong nhà xác. Lý do là đại gia đình vẫn chưa chọn được ai làm người "để tang chính". Tuy nhiên, vụ việc không gây được nhiều chú ý, bởi những trường hợp như thế khá phổ biến ở Ghana.
Theo Oddity Central, một số lý do nổi bật khiến người chết đã lâu vẫn chưa được hạ huyệt còn bao gồm việc thiết kế quan tài quá cầu kỳ, chưa thống nhất vị trí chôn cất, hoặc đơn giản là họ hàng khắp thế giới chưa về đông đủ.
Ngoài ra, quá trình chuẩn bị quá phức tạp và được coi trọng quá mức cũng là những nguyên nhân gây ra sự chậm trễ. Nhiều gia đình còn sửa sang, thậm chí phá nhà đi xây lại để cho tương xứng với một tang lễ đặc biệt và hoành tráng.
Hơn nữa, việc lên danh sách những người tham dự cho đúng thứ tự hay viết lời cáo phó là thủ tục rườm rà, đòi hỏi nhiều thời gian. Nếu gia đình muốn mời những người quan trọng nào đó tới dự, họ cũng phải thương lượng ngày giờ để tìm ra thời gian thích hợp, khi tất cả mọi người đều rảnh rỗi.
Chính vì thế, bà Ohene cho rằng cách giải quyết duy nhất là hãy để chính gia đình hiện tại (gồm cha mẹ, con cái và bạn đời) của người chết được quyền quyết định tang lễ.
"Cuối tuần vừa rồi, tôi có dự đám tang một chính trị gia và chuyên gia về công nghiệp nổi tiếng, Nana Akenten Appiah-Menka", bà Elizabeth Ohene chia sẻ trong một bài viết gần đây trên BBC. "Cuộc đời 84 năm của ông ấy được kể lại trong một bản tóm tắt gồm nhiều tranh ảnh và lời chia buồn dài tới 226 trang. Chắc chắn họ đã mất rất nhiều thời gian để soạn ra nó".
Ohene cho hay việc bà quyết định chôn cất người mẹ 90 tuổi ba tuần sau khi mất cũng bị dân làng bàn tán và chỉ trích. Họ cho rằng đây là một việc làm thể hiện sự thiếu tôn trọng.
Sau một thời gian nghiên cứu kỹ tập tục kỳ lạ về chôn cất của người Ghana, bà Ohene dường như đã tìm ra được nguyên nhân chính của vấn đề - đó là sự đông lạnh.
"Trước khi nhà xác xuất hiện nhiều ở Ghana, chúng ta chôn cất người chết chỉ trong hai đến ba ngày. Giờ đây thời gian lưu trữ xác chết ở nhà xác trước khi đem chôn kéo dài từ 3 đến 6 tháng", bà Ohene nói. "Tôi cho rằng chính việc đông lạnh là nguyên nhân gây ra sự 'điên rồ' trong công tác tổ chức tang lễ. Nếu không có tủ lạnh, chúng ta sẽ không thể giữ và bảo quản thi thể người chết trong khoảng thời gian dài như hiện nay".
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Lễ hội pháo hoa quốc tế Đà Nẵng 2025 sẽ có 10 đội dự thi
Tiết lộ lý do thật sự khiến Hoài Linh, Trấn Thành, Trường Giang không bao giờ diễn Táo Quân dù nhiều lần được mời
"Tái sinh" của Tùng Dương lọt top 1 Trending, gây sốt trên mạng xã hội
Dũng Taylor úp mở thông tin “chấn động”, “động trời” liên quan đến vụ kiện của Đàm Vĩnh Hưng
Khả Ngân ngầm thừa nhận chuyện 'cô đơn', tiết lộ những điều trùng hợp trong tình yêu
Thuỳ Tiên không sợ mất hình tượng hoa hậu khi vào vai chiến thần livestream 'mỏ hỗn'