Rượu hồng đào - niềm tự hào của văn hóa ẩm thực xứ Quảng
Theo lưu truyền tại vùng quê đất Quảng, ngày xưa, tại Gò Nổi, Điện Bàn, Quảng Nam, trong một gia đình nọ chỉ có hai cha con. Người cha sống cùng người con gái tuổi độ mười tám rất thạo trồng dâu, dệt lụa, trồng lúa và nấu rượu. Cô con gái họ Nguyễn, tên Hồng Đào, tính tình hiền thục, đoan trang mà còn nổi tiếng xinh đẹp nhất vùng.
Vào mỗi chiều khi xong việc đồng áng, Hồng Đào vẫn chăn tằm, dệt lụa và phụ giúp cha bán rượu. Rượu của người cha được nấu từ gạo mới còn nguyên cám, ướp hương từ những quả đào chín mọng và được ủ trong chum sành chôn dưới đất nên rất thơm ngon.
Chính vì vậy, rượu này trở nên nổi tiếng, được nhiều bà con ghé đến mua. Cứ như vậy không biết tự lúc nào, rượu hồng đào cũng ra đời từ đó và trở thành đặc sản Quảng Nam nổi tiếng cho đến bây giờ.
Rượu hồng đào trong veo, màu hồng nhạt và có một mùi thơm rất đặc trưng.
Theo kinh nghiệm dân gian, rượu hồng đào không những chỉ để làm thuốc bổ dưỡng máu huyết, mà còn dùng làm nước khai vị trước mỗi bữa ăn, giúp ngon miệng cho gia đình. Thông thường, rượu hồng đào thường chỉ làm ra dùng vào dịp lễ, cưới hỏi, lễ Tết.
End of content
Không có tin nào tiếp theo