Tìm kiếm: đất-tổ

Đại hội Đại biểu Đảng bộ huyện Vĩnh Linh (Quảng Trị) lần thứ XVIII đã xác định:“Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp, tái cơ cấu ngành nông nghiệp, quan tâm đầu tư đúng mức để tạo chuyển biến rõ nét về năng suất, sản lượng, giá trị trên một đơn vị diện tích. Tạo sự đột phá trên lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Quan tâm đến cải cách hành chính và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Xây dựng Đảng, chính quyền, Mặt trận và các tổ chức trong hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh… Phấn đấu đưa Vĩnh Linh trở thành huyện đạt chuẩn nông thôn mới, phát triển bền vững”.
Người Mông ở Hà Giang có nhiều phong tục tập quán có giá trị về văn hoá, giáo dục đạo đức lối sống đạo lý dân tộc. Các giá trị văn hoá được thể hiện trong dân ca, dân vũ, trang phục, tập tục ma chay, cưới xin, nghi lễ, nghi thức thờ cúng tổ tiên, thần linh, ở các lễ, hội của thôn bản trong năm, trong đó tang ma là một nghi lễ thể hiện truyền thống, đạo lý uống nước nhớ nguồn, là sự tri ân giữa người sống với người đã mất.
Sau buổi tối nghỉ ngơi ở nhà trọ của một chủ đò tại phường Bạch Hạc (TP. Việt Trì, Phú Thọ), trong cái lạnh thấu xương của những ngày giáp Tết Nguyên đán, chúng tôi hòa vào dòng người cùng với can to, can nhỏ lỉnh kỉnh xuống đò để đi lấy nước thiêng tại nơi sông Hồng, sông Đà và sông Lô hợp thủy. Người dân nơi đây quan niệm, đây là nguồn nước tạo liên kết âm – dương, có thể “tẩy rửa bụi trần”…
Chỉ họp một đêm duy nhất cho đến rạng sáng ngày mùng 3 Tết Nguyên đán, nhưng phiên chợ đình ở làng Bích La (xã Triệu Đông, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị) trở thành điểm đến của hàng ngàn du khách.

End of content

Không có tin nào tiếp theo