Tìm kiếm: Chi-cục-trưởng

Các tỉnh ven biển phía Nam vùng Đồng bằng sông Hồng gồm Nam Định, Thái Bình, Ninh Bình đã triển khai nhiều hoạt động cụ thể với quyết tâm cùng cả nước thực hiện mục tiêu gỡ cảnh báo “thẻ vàng” trong năm 2024; đồng thời, thực hiện cấu trúc lại nghề cá theo hướng minh bạch, trách nhiệm và bền vững.
Khu vực Bắc Trung Bộ đang xuất hiện ngày càng nhiều mô hình thích ứng bền vững với thời tiết, biến đổi khí hậu, mang lại hiệu quả cao. Ngoài việc tiếp cận phương thức sản xuất mới mang tính bền vững, một số địa phương đã biến những vùng thường xuyên ngập lụt trở thành điểm du lịch hấp dẫn.
Với sự linh hoạt, quyết tâm, nỗ lực của chính quyền các cấp và sự thích ứng, chủ động của người dân, công tác ứng phó với biến đổi khí hậu tại Bắc Trung Bộ đạt nhiều kết quả tích cực. Một số địa phương trong khu vực đã xuất hiện những mô hình ứng phó, thích ứng hiệu quả. Điển hình mô hình nhà tránh lũ, nhà văn hóa cộng đồng…
Khu vực Bắc Trung Bộ thường xuyên chịu ảnh hưởng của các loại hình thiên tai như lũ, lũ quét, sạt lở đất, rét hại, sương muối, hạn hán, bão, xâm nhập mặn… Dù chịu thiệt hại nặng nề do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu trong những năm qua nhưng một số địa phương trong khu vực đã "biến nguy thành cơ", xuất hiện mô hình ứng phó, thích ứng hiệu quả.
DNVN - Từ ngày 26/6 đến ngày 7/7 vừa qua, dự án “Từ Hoa Kỳ đến Việt Nam: Chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn về phát triển bền vững” đã được triển khai tại TP Hồ Chí Minh, Hà Nội và Đà Lạt (Lâm Đồng) để chia sẻ những kinh nghiệm tiên tiến về chính sách quản lý tài nguyên cũng như các sáng kiến tiêu biểu giúp bảo vệ môi trường.
DNVN - Với nguồn phụ phẩm dồi dào từ ngành lúa gạo, Việt Nam đứng trước cơ hội lớn để trở thành hình mẫu về kinh tế tuần hoàn. Mô hình này được xem là giải pháp tiềm năng giúp nâng cao giá trị của ngành hàng lúa gạo, tạo ra năng lượng sạch và là xu hướng tất yếu để phát triển bền vững trong tương lai.

End of content

Không có tin nào tiếp theo