Tìm kiếm: Dầu-Brent
Biến động quanh khu vực Biển Đỏ thời gian gần đây đã và đang gây gián đoạn dòng chảy thương mại hàng hóa toàn cầu. Nhiều tàu chở dầu phải định tuyến lại hải trình và chấp nhận mất thêm thời gian để tránh xa các rủi ro trong khu vực. Căng thẳng có lẽ chưa thể sớm kết thúc nên sẽ trở thành yếu tố khó đoán cho thị trường xăng dầu trong năm 2024.
Giá dầu thế giới tăng khoảng 3% trong phiên 3/1, sau khi tình hình gián đoạn tại mỏ dầu hàng đầu của Libya làm tăng thêm lo ngại rằng căng thẳng gia tăng ở Trung Đông có thể làm gián đoạn nguồn cung dầu toàn cầu.
Giá dầu tăng vọt trong phiên đầu tiên của Năm mới do khả năng gián đoạn nguồn cung ở Trung Đông sau những căng thẳng ở Biển Đỏ.
Giá dầu thế giới giảm gần 2% trong phiên 27/12, xóa sạch mức tăng trong phiên trước đó, khi các nhà đầu tư hướng sự chú ý tới những diễn biến ở Biển Đỏ, khu vực mà các tàu thuyền thương mại đang quay trở lại hoạt động.
Giá dầu thế giới tăng hơn 2% trong phiên giao dịch ngày 26/12 lên mức cao nhất trong tháng này, trước kỳ vọng về khả năng Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) hạ lãi suất, và khi các cuộc tấn công nhằm vào các tàu chở hàng ở Biển Đỏ đang làm dấy lên lo ngại về khả năng gián đoạn hoạt động vận chuyển.
Giá dầu giảm hơn 3% trong phiên giao dịch 12/12 xuống mức thấp nhất trong sáu tháng do lo ngại về tình trạng dư cung và chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Mỹ bất ngờ tăng.
Giá vàng tăng trong chiều 7/12, khi đồng USD trượt giá và nhà đầu tư mong đợi số liệu việc làm quan trọng của Mỹ vào cuối tuần này nhằm tìm thêm manh mối về quỹ đạo lãi suất của nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Giá vàng châu Á "neo" gần mốc quan trọng 2.000 USD/ounce, nhờ đồng USD và lợi suất trái phiếu giảm giữa bối cảnh đồn đoán FED đã hoàn tất chu kỳ tăng lãi suất.
Mô hình dự báo giá xăng dầu ứng dụng Machine Learning của Viện Dầu khí Việt Nam (VPI) cho thấy, tại kỳ điều hành ngày mai 23/11, giá xăng dầu bán lẻ trong nước có thể vẫn giảm từ 0,9 - 3,2% nếu Liên bộ Tài chính - Công Thương quyết định không trích lập hoặc chi sử dụng Quỹ bình ổn giá xăng dầu.
Giá dầu kỳ hạn chốt phiên 20/11 tăng phiên thứ hai liên tiếp, khi các nhà giao dịch nhận định Tổ chức các Nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các quốc gia sản xuất dầu liên minh, còn gọi là OPEC+, sẽ nhất trí duy trì việc cắt giảm sản lượng tại cuộc họp sắp tới, sau khi giá dầu thô giảm trong tuần trước xuống các mức thấp nhất trong 4 tháng.
Giá dầu thế giới quay đầu đi xuống trong phiên giao dịch mở đầu tuần này, do nhu cầu tại hai thị trường nhập khẩu nhiều nhất thế giới là Mỹ và Trung Quốc suy yếu.
Giá dầu thế giới tăng hơn 1% trong phiên ngày 13/11 sau khi báo cáo thị trường hàng tháng của Tổ chức các Nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) đã làm dịu những lo ngại về nhu cầu suy yếu. Trong khi đó, một cuộc điều tra diễn ra do khả năng xảy ra vi phạm lệnh trừng phạt đối với dầu của Nga đã làm dấy lên lo ngại về nguy cơ gián đoạn nguồn cung.
Giá dầu thế giới giảm hơn 4% trong phiên giao dịch 7/11 xuống mức thấp nhất kể từ cuối tháng 7/2023, do số liệu kinh tế của Trung Quốc yếu, đồng USD mạnh lên và xuất khẩu dầu của Tổ chức các Nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) tăng.
Giá dầu châu Á tăng trong sáng 6/11 sau khi hai nước xuất khẩu hàng đầu thông báo tự nguyện tiếp tục cắt giảm sản lượng dầu cho đến cuối năm, duy trì tình trạng thắt chặt nguồn cung.
DNVN - Theo Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV), trong tuần qua, dù lực mua chiếm ưu thế trên cả 3 nhóm nông sản, nguyên liệu công nghiệp và kim loại nhưng giá nhiều mặt hàng năng lượng quan trọng trượt dốc đã kéo chỉ số giá hàng hoá MXV-Index suy yếu 0,53% xuống 2.237 điểm.
End of content
Không có tin nào tiếp theo