Tìm kiếm: GDP-của-Việt-Nam
2013 là năm mà nền kinh tế Việt Nam nhận được khá nhiều lời góp ý thẳng thắn từ các tổ chức quốc tế. Có những lời khích lệ, có những góp ý thẳng thắn. Sự thật mất lòng, nhưng thuốc đắng giã tật... vấn đề là việc tiếp thu có chọn lọc thế nào.
Một bài viết của hãng tin CNBC nêu rõ, thị trường chứng khoán Việt Nam đã “qua mặt” các thị trường chứng khoán mới nổi ngang tầm trong năm nay. Hãng tin này cũng nhận định, cùng với việc nền kinh tế có những thay đổi tích cực, xu hướng lên điểm của thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ tiếp tục trong năm 2014.
Hãng tin tài chính Bloomberg nhận định nền kinh tế Việt Nam năm 2013 tăng trưởng nhanh chóng phần lớn là do sản lượng xuất khẩu của Việt Nam tăng cao.
Tăng trưởng kinh tế chuyển biến là nhờ FDI và xuất khẩu. Dù xuất siêu 2 năm liên tiếp nhưng Việt Nam dường như đang xuất hộ Trung Quốc, ông Nguyễn Bích Lâm, Tổng Cục trưởng Tổng Cục Thống kê cho biết.
GDP bình quân đầu người, tính bằng USD theo tỷ giá hối đoái thực tế hàng năm, là chỉ số có ý nghĩa quan trọng trong việc đánh giá, so sánh quốc tế.
Năm ngoái mỗi người trong chúng ta đều giàu thêm chừng 150 đô la Mỹ mà ít ai biết. Còn ai ở TP.HCM thì thu nhập năm ngoái bỗng tăng thêm 400 đô la Mỹ. Sở dĩ có điều lạ này là vì Tổng cục Thống kê (TCTK) có hai thay đổi quan trọng.
“Trong cuốn Sự phát triển của Doanh nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006-2011, của Tổng cục thống kê (TCTK), phần 2 và phần 3 cho thấy số liệu về nợ của DNNN (của TCTK) thì gấp hơn 3,3 lần vốn chủ sở hữu. Điều này có nghĩa có 1 đồng còn phải mượn 3,3 đồng; tỷ lệ này cao như vậy suốt từ năm 2006 đến nay. Tỷ lệ nợ này là rất đáng quan ngại!”.
Trong một báo cáo vừa ra, ngân hàng HSBC cho rằng, nền kinh tế Việt Nam đang dần đi vào ổn định, nhưng cảnh báo, nếu không có tiến triển rõ rệt trong xử lý “các nút thắt cổ chai” về cơ cấu, nền kinh tế Việt Nam có nguy cơ đi ngang trong nhiều năm.
Đại diện của quỹ đầu tư Franklin Templeton Investments tại Việt Nam nói rằng, đây là thời điểm hợp lý để các công ty đầu tư cổ phần tư nhân rót vốn vào thị trường Việt Nam. Theo quỹ này, các cải cách về tiền tệ và tài khóa của Việt Nam sẽ phát huy tác dụng trong 3-5 năm tới.
Trong phóng sự về kinh tế Việt Nam phát trên BBC, ông Đào Hồng Tuyển được xem như một ví dụ tiêu biểu cho lớp doanh nhân thành công nhưng đang rất lo lắng với những bước đi chậm chạp hiện nay của nước nhà.
Mạng tin tức châu Á ngày 13/8 dẫn một báo cáo của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho biết sự ổn định kinh tế vĩ mô của Việt Nam đã được phục hồi trong năm qua, nhưng Việt Nam vẫn phải đối mặt với những rủi ro tiềm ẩn trong những tháng sắp tới.
Mức dự báo lạm phát của World Bank cao hơn rất nhiều so với mục tiêu dưới 6,8% do Chính phủ đề ra cũng như mức dự báo chung của giới chuyên gia trong và ngoài nước.
Sự bất thường CPI ở thời điểm này đang gây “chia rẽ” trong quan điểm điều hành chính sách theo mục tiêu tăng trưởng, hay ổn định. “Nhiều lúc thấy nói sao cũng được. Chỗ này thì bảo cần ổn định và chấp nhận tăng trưởng thấp để cơ cấu lại nền kinh tế, rồi chỗ kia lại bảo DN đang khó khăn quá, nên cứu...”, ông Đỗ Thức - Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê nói với Thời báo Ngân hàng.
Vấn đề ở đây là chúng ta cần thêm thời gian để các doanh nghiệp (DN) và người tiêu dùng hiểu rõ hơn về giá trị của thanh toán điện tử (TTTĐT), để họ thấy được sự dễ dàng, đơn giản, thuận tiện song vẫn đảm bảo an toàn và nhanh chóng của việc sử dụng hình thức TTĐT, từ đó họ sẽ dần từ bỏ thói quen sử dụng tiền mặt đã tồn tại lâu nay.
Dù chưa chính thức được thành lập, song Công ty Quản lý tài sản Việt Nam (VAMC) đã được đề nghị ưu đãi hơn một loại thuế.
End of content
Không có tin nào tiếp theo