Tìm kiếm: Hội-nông-dân-xã
Dưa hấu non đang là cây trồng mang đến niềm vui cho nông dân xã Cẩm Lạc, huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) trong thời điểm nắng hạn kéo dài vừa qua. Không chỉ được mùa, giá dưa vẫn nằm ở mức tương đối cao, đem lại thu nhập ổn định cho người trồng.
Từ việc đưa các tổ ong vò vẽ từ rừng về nhà nuôi, anh Nguyễn Thanh Toàn (Kỳ Anh, Hà Tĩnh) kiếm được gần cả trăm triệu đồng mà không tốn một đồng chi phí chăm sóc.
Cần cù, chịu khó lao động, ở tuổi 49, nhà nông Đặng Xuân Trinh (ấp Thanh Trung, xã Thanh Lương, thị xã Bình Long, Bình Phước) đã trở thành tỷ phú. Chỉ từ 0,3 ha đất rẫy, bằng cách “lấy ngắn nuôi dài”, nhà nông này đang sở hữu khối tài sản trị giá hàng chục tỷ đồng.
Từ một vùng đất sỏi đá, lão nông Nguyễn Văn Duy (trú tại thôn 6, xã Ia Tô, huyện Ia Grai, Gia Lai) đã trồng nên một vườn chôm chôm riêng biệt cho xứ đất đỏ bazan. Sau nhiều thất bại, giờ đây “lão nông” đã có khu vườn với hơn 400 cây chôm chôm, mỗi năm về hàng trăm triệu đồng.
Ông Nguyễn Văn Năm (tự Năm Ổi), 65 tuổi, quê ở xã Phú Hựu, huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp là nông dân từng trồng nhiều loại cây đặc sản.
Trong khi ốc nhồi tự nhiên đã bị coi là rất hiếm ở hầu hết các vùng quê thì ở xã Văn Khúc huyện Cẩm Khê (Phú Thọ), giống ốc nhồi truyền thống đang được người dân nơi đây nuôi và nhân rộng. Mô hình nuôi ốc nhồi đặc sản còn giúp nhiều gia đình nông dân Văn Khúc làm giàu ngay trên vùng đất quê hương.
Sau 16 ngày mất tích, cụ ông 80 tuổi được tìm thấy nằm dưới mương nước giữa đồng, thi thể đang bị phân hủy mạnh.
Thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, những năm qua, nông dân xã Khánh Hòa (huyện Châu Phú, tỉnh An Giang) tập trung phát triển nhiều mô hình sản xuất, mang lại hiệu quả kinh tế cao, trong đó có mô hình nuôi ếch Thái Lan trong bể lót bạt.
Cần cù lao động, biết tiết kiệm vốn liếng, luôn tìm tòi, học hỏi, đam mê sáng tạo và áp dụng có hiệu quả các tiến bộ kỹ thuật vào đồng ruộng là bí quyết thành công của anh Đặng Minh Vương (SN 1974) ở ấp Gò Cát, xã Phú Cường, huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp.
Ông Lê Trường Sinh, tiểu khu 30/4 (xã Chiềng Sơn, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La) nghỉ hưu về thầu 5ha đất dốc trồng chanh leo, mỗi năm ông thu lãi hơn 300 triệu đồng.
Đất cằn, từng trồng cỏ nuôi bò nhưng ông Mai Văn Dũng (ấp Gò Cát, xã Phước Thuận, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu) phải đành bỏ. Ông Dũng bèn trồng tre Tứ Quý. Không nhờ tre Tứ Quý lại chịu được đất cằn và mỗi ngày ông thu từ 1-1,2 triệu đồng tiền bán măng và bán măng quanh năm nên tiền thu cũng quanh năm.
Một ngày, trở về vùng biển Vinh Thanh (huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế), ông Nguyễn Văn Hưng gặp ông Nguyễn Hối- một người nắm vững kỹ thuật nuôi cá dìa ở vùng đất này và “bắt tay” hợp tác làm ăn. Ông Hưng cho ông Hối thuê lại 50% diện tích hồ nuôi trong thời hạn 5 năm.
Giá cà phê liên tục đi xuống đến mức thấp nhất trong hàng chục năm qua. Ở thủ phủ cà phê Tây Nguyên, người nông dân thấp thỏm lắng nghe từng ngày, nhưng vẫn chưa thấy tín hiệu vui. Tuy vậy, mùa thu hoạch bơ, sầu riêng… đang đến, giúp bà con dịu bớt nỗi lo lắng, tiếp tục gắn bó với vườn cà phê của mình.
Thực hiện phong trào thi đua “Dân vận khéo”, các cấp, ngành, trong đó có Hội Nông dân huyện Kiên Lương (Kiên Giang) đã có nhiều hoạt động thiết thực nhằm nâng cao đời sống hội viên, nông dân.
Từ ngày gắn bó với nghề nuôi cá lồng, đến nay kinh tế gia đình của anh Là Văn Đoán, ở bản Ban (xã Chiềng Bằng, huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La) khấm khá hẳn lên. Chỉ với 10 lồng cá nhưng mỗi năm đem thu nhập về cho gia đình anh cả trăm triệu đồng. Nhiều người cứ băn khoăn hỏi, những người nuôi cá như anh Đoán thả túi vôi và tỏi vào lồng cá để làm gì.
End of content
Không có tin nào tiếp theo