Tìm kiếm: Hạt-Kiểm-lâm
Ông Lê Văn Thành, Hạt trưởng Hạt kiểm lâm Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị cho biết, đơn vị vừa tiếp nhận một cá thể voọc chà vá chân nâu (thuộc nhóm 1B) từ anh Lê Văn Trình trú tại huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị.
Ngày 10/2, tại khu vực ấp 2, xã Phú Lý, huyện Vĩnh Cửu (Đồng Nai) đã xuất hiện đàn voi rừng năm con phá hoại hoa màu và nhà cửa của người dân nơi đây.
Chiều 29-1, lực lượng kiểm lâm của Hạt kiểm lâm Đạ Huoai - Lâm Đồng, phát hiện nhiều dấu vết chân mới của loài báo hoa mai (Panthera Pardus) trên tuyến đường liên thôn, gần khu vực khu dân cư ở thôn 1 (xã Đạ Oai, Đạ Huoai).
Rừng nghiến đặc dụng thuộc Khu bảo tồn thiên nhiên Tát Kẻ - Bản Bung (Na Hang, Tuyên Quang) đang bị “chảy máu” trầm trọng bởi lâm tặc lộng hành, manh động.
Ông Trần Văn Thành, quyền Giám đốc Vườn quốc gia Yok Đôn mới đây đã khẳng định với báo giới, nhờ có những biện pháp mạnh và hiệu quả, tình trạng phá rừng ở Vườn quốc gia Yok Đôn đã giảm hơn 80%.
Ngày 9/1, Chi cục kiểm lâm tỉnh Lâm Đồng cho biết, qua kiểm tra xác minh đã xác định được các cá thể động vật hoang dã xuất hiện tại địa bàn thôn 1, xã Đạ Oai (huyện Đạ Huoai, Lâm Đồng) là loài báo hoa mai quý hiếm, cần được bảo vệ.
Rừng căm xe, một loại gỗ quý, ở xã Ninh Tây, thị xã Ninh Hòa (Khánh Hòa), bị tàn phá dần, trong khi chính quyền địa phương và ngành chức năng không ngăn chặn được.
Vào lúc 13 giờ ngày 5/1, sau hơn một giờ truy đuổi, Đội Cảnh sát giao thông và Cảnh sát môi trường Công an tỉnh Bình Định đã bắt giữ ôtô khách 16 chỗ ngồi, biển kiểm soát 77H-1809 vận chuyển hơn 100kg động vật hoang dã, cả lái xe và phụ xe đều đã bỏ trốn.
Ngày 4/1, lực lượng trinh sát Công an huyện huyện Kbang, tỉnh Gia Lai phối hợp với Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên lâm nghiệp Krông Pa đã phát hiện và bắt giữ 61 thớt gỗ hương (thuộc gỗ nhóm I, quý hiếm) đã sơ chế, với khối lượng gần 24m3.
Tỉnh Bình Thuận đã huy động các cấp và lực lượng chức năng tích cực triển khai công tác quản lý, bảo vệ và phòng chống phá rừng trên địa bàn. Tuy nhiên, tình trạng phá rừng vẫn diễn biến phức tạp, nhất là các khu vực giáp ranh với Lâm Đồng và Đồng Nai.
Không bỏ tiền đầu tư, không bỏ công sức, chỉ là người đi làm thuê, đồng tiền đã làm cho những người bà con sẵn sàng bỏ công sức đi kiện Chủ doanh nghiệp một cách vô căn cứ. Phải chăng có người giúp sức cho họ?
Theo Hạt kiểm lâm Vườn quốc gia Yok Đôn, chiều 14/12, việc trục vớt số gỗ quý mà lâm tặc giấu dưới sông Sêrêpốk đã hoàn thành. Số gỗ đo được khoảng gần 11m3, chủ yếu là giáng hương và căm xe (gỗ nhóm 2).
15 cây nghiến hàng trăm năm tuổi vừa được Kiểm lâm Vườn quốc gia Ba Bể phát hiện bị lâm tặc cưa hạ ngày 20.11 tại cánh rừng nghiến núi đá.
Bị bắt vì chở gỗ lậu, lâm tắc đã gọi đồng bọn đồng thời dùng dao chém nhiều nhát vào đầu kiểm lâm.
Vì lợi nhuận, một số đối tượng đã bất chấp pháp luật vẫn lén lút phá hoại rừng. Bởi gỗ nghiến giá trị kinh tế rất cao, nên đây không phải là vụ đầu tiên “lâm tặc” thâm nhập Vườn quốc gia Ba Bể để thực hiện hành vi phá hoại, trộm cắp.
End of content
Không có tin nào tiếp theo