Tìm kiếm: Kinh-tế-tư-nhân
DNVN - Đây là ý kiến của các chuyên gia và mong muốn của doanh nghiệp (DN) trước thông báo của Ngân hàng Nhà nước sẽ áp dụng gói cấp bù lãi suất 3.000 tỷ đồng "bơm" ra nền kinh tế nhằm hỗ trợ người dân, DN.
DNVN – Trong thời gian tới, tỉnh Thừa Thiên Huế sẽ tiếp tục đẩy mạnh phát triển và nhân rộng các mô hình sản xuất nông nghiệp sạch, ứng dụng công nghệ cao. Khuyến khích khu vực kinh tế tư nhân tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ, phát huy nội lực để nâng cao năng suất chất lượng và sức cạnh tranh của nông, đặc sản của tỉnh.
Về tổng thể, chính sách cấp bù lãi suất có thể giúp gia tăng phúc lợi xã hội bởi doanh nghiệp (DN) “ốm” thì người lao động “yếu”, ngược lại DN “khoẻ” thì người lao động có việc làm, có thu nhập.
Nhiều doanh nghiệp đã lên kế hoạch tuyển dụng mới, đồng thời, tăng cường các giải pháp phòng chống dịch để đảm bảo an toàn cho sản xuất.
Dù dịch bệnh vẫn đang diễn biến phức tạp nhưng Việt Nam cũng cần tính tới bài toán phục hồi kinh tế, nới lỏng các hoạt động sản xuất. Đây cũng là điều kiện để nền kinh tế bắt kịp đà phục hồi của thế giới. Theo đó, các chính sách hỗ trợ của Chính phủ cũng cần tính tới bài toán phát triển của từng ngành.
Đa số doanh nghiệp đang bị bào mòn "sức khỏe" do đại dịch COVID-19 kéo dài. Vì vậy, Việt Nam cần có kịch bản, giải pháp để nền kinh tế sẵn sàng đón cơ hội tăng tốc phát triển trong điều kiện mới; cần hỗ trợ, “bơm máu” kịp thời để giúp doanh nghiệp nhanh chóng hồi sinh.
Ưu tiên tiêm vaccine cho người lao động, tháo gỡ khó khăn về dòng tiền… những giải pháp của Nghị quyết 105 được kỳ vọng sẽ kịp thời hỗ trợ doanh nghiệp vực dậy sản xuất.
DNVN - Trong tổng số 21.517 doanh nghiệp (DN) tham gia khảo sát online thuộc hai nhóm chính là DN “tạm ngừng hoạt động do dịch” và doanh nghiệp “duy trì sản xuất kinh doanh” thì mới chỉ có 17% số doanh nghiệp thuộc cả 2 nhóm này cho biết đã tiếp cận được nguồn vốn vay ưu đãi của Chính phủ. Còn lại 83% DN vẫn chưa tiếp cận được gói này.
Phí logistics vận chuyển trong nước tăng cao nhưng lo lắng hơn cả là khâu vận chuyển hàng hóa bị đứt gãy - nguyên nhân chính khiến nhiều doanh nghiệp phải tạm dừng hoạt động. Có thể nói, cụm từ logistics đang là "cơn đau đầu" của đa phần doanh nghiệp dưới tác động của dịch COVID-19.
Trên 86% doanh nghiệp đang tạm ngừng hoạt động do dịch COVID-19 và họ chỉ có thể "cầm cự" thêm từ 1 - 3 tháng vì đã cạn dòng tiền.
DNVN - Trong bối cảnh đại dịch diễn biến phức tạp và kéo dài như hiện nay, các doanh nghiệp tại TP Hồ Chí Minh đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn. Ngay lúc này, nhiều doanh nghiệp bày tỏ nguyện vọng sớm được mở cửa kinh doanh trở lại để tồn tại, khôi phục sản xuất, kinh doanh.
DNVN – Theo kết quả cuộc khảo sát của Ban nghiên cứu Phát triển Kinh tế tư nhân, hiện nay doanh nghiệp đang gặp phải một loạt những khó khăn trong đó phải kể đến: khó khăn về trả lương lao động; trả lãi vay ngân hàng; trả tiền thuê đất/kho bãi/nhà xưởng/văn phòng; trả nợ gốc cho ngân hàng; đóng tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế...
DNVN – Theo nhận định của Ban nghiên cứu Phát triển kinh tế tư nhân, nếu các doanh nghiệp tiếp tục phải đóng cửa dài hơn 1 tháng mà không có sự hỗ trợ từ bên ngoài, khả năng giải thể rất cao. Tháng 9/2021 có thể xem là thời điểm mang tính chất “quyết định” để “cứu nguy” cho hai nhóm doanh nghiệp nếu có sự hỗ trợ của chính quyền sở tại.
DNVN – Số lao động mất việc do ảnh hưởng bởi COVID-19 tiếp cận được các gói hỗ trợ của Nhà nước là rất nhỏ chỉ đạt 2%. Có đến 39,6% người lao động bị mất việc bởi dịch bệnh vẫn chưa tiếp cận được bất cứ một nguồn hỗ trợ nào từ bên ngoài.
DNVN - Mặc dù tỷ lệ thất nghiệp và không có việc làm ngày càng tăng cao, nhưng tác động của đợt bùng dịch COVID-19 từ tháng 5/2021 đến nay đang làm cho người lao động phải gánh thêm nhiều loại chi phí phát sinh khác nhau, khiến cho gánh nặng về chi phí hàng ngày của họ tăng lên rất nhiều so với trước đó.
End of content
Không có tin nào tiếp theo