Tìm kiếm: Lễ-Tết

Tết đến gia đình nào cũng vậy, dù sang hay khó cũng chuẩn bị mâm cơm ngày Tết thịnh soạn với nhiều món ăn ngon và đặc biệt mà ngày thường không có, trước là để cúng tổ tiên, ông bà mong tổ tiên sẽ phù hộ cho con cháu 1 năm mới ấm no, hạnh phúc, sau là để cả gia đình vui vầy sum họp.
Tết đang chạm ngõ, giữa bao tất bật đón Tết, không ít phụ huynh vẫn lăn tăn, băn khoăn chuyện quà Tết cho thầy cô của con. Lòng tri ân đối với người thầy đâu nhất thiết phải là quà cáp đầy mâm, phong bao phong bì nặng chịch? Một tấm lòng trao nhau đã là món quà trân quý nhất.
Trong một năm, người Hà Nhì có nhiều lễ tết quan trọng như: Gia Tho Tho (Tết Nguyên đán), Già Ma Gio (lễ cúng rừng), Tết Khu Già Già còn gọi là Khô Già Già (lễ cầu mùa)... Tết Khu Già Già với ý nghĩa cầu mùa là Tết điển hình của dân tộc Hà Nhì.
Trong cộng đồng các dân tộc vùng Trường Sơn - Tây Nguyên người H'rê có truyền thống làm lúa nước, nên các sinh hoạt tín ngưỡng đều gắn vào chu kỳ vòng đời của cây lúa. Từ xa xưa, người H'rê tin rằng vạn vật đều có thần, nên người H'rê thường tổ chức các nghi thức cúng đầu năm để cầu mong các thần linh che chở, xua đi xui xẻo, dịch bệnh, cho vụ mùa được tươi tốt, con người được bình an trong cuộc sống.
Vùng đất Tây Nguyên lôi cuốn du khách bởi phong cảnh hùng vỹ cùng những nét văn hóa độc đáo của các dân tộc, trong đó có đồng bào các dân tộc Chu Ru. Dân tộc Chu Ru có những phong tục tập quán mang bản sắc riêng, nhất là trong phong tục hôn nhân, lễ cưới, đặc biệt là đôi nhẫn cưới - tín vật trao duyên của những cặp nam nữ nên duyên vợ chồng.
Lẩu riêu cua bắp bò với vị chua dịu của giấm bỗng, sự thanh mát của canh cua và ngọt thơm của thịt bò là món ăn khoái khẩu của người Hà Nội trong mùa se lạnh lẫn ngày hè oi nóng. Với công thức dưới đây, bạn có thể tự nấu món này cho cả gia đình cùng thưởng thức.

End of content

Không có tin nào tiếp theo