Tìm kiếm: Loại-lá

(SKDS) - Húng chanh còn gọi là rau tần dày lá, rau thơm lông. Húng chanh có chứa tinh dầu giàu hợp chất phenol, salixylat eugenol và sắc tố đỏ colein, kháng sinh mạnh. Theo Đông y, húng chanh tính ấm, vị cay thơm, hơi chua, thơm mùi chanh, có tác dụng lợi phế, trừ đờm, giải cảm, tiêu độc. Thường dùng làm thuốc chữa bệnh đường hô hấp, ho, viêm họng, hen suyễn, trị ong, kiến, bọ cạp đốt.
Từ rất lâu, đậu đen là một trong những loại ngũ cốc rất thông dụng với người dân Việt Nam qua các món ăn ngon, dân dã như xôi, chè... Với nhiều người, đậu đen không chỉ là thực phẩm mà còn có nhiều công dụng phòng, chữa bệnh rất hiệu quả.
Sử dụng lá cây Han làm thiết bị chống trộm là truyền thống của người dân Quảng Bị, Chương Mỹ, Hà Nội. Một trong những phương pháp để bắt trộm mà không cần một thiết bị hiện đại nào mà người dân nơi đây thực hiện đó là trồng cây Han trước cổng nhà và các hàng rào.
Nhiều bà mẹ thấy con nổi mẩn ngứa, rôm sảy, liền đi lấy các loại lá như sài đất, bàng, chè xanh... đun lấy nước tắm cho con. Theo các chuyên gia, nguy cơ trẻ bị nhiễm khuẩn da rất cao.
Bưởi có tên khoa học là Citrus grandis (L) Osbeck. Trong dân gian còn được gọi là dữu, bòng, lôi dữu, hương loan, phao, văn dán... Ngày Tết, bưởi được dùng để bày ngũ quả. Sau Tết có thể dùng vỏ quả bưởi để chữa bệnh. Trong tinh dầu vỏ quả có 26% xitrala và este. Trong vỏ quả bưởi, ngoài tinh dầu còn chứa pectin, naringin, các men peroxydaza, amylaza, đường ramnoza, vitamin A, C, hesperidin.. nên nhiều có công dụng.

End of content

Không có tin nào tiếp theo