Tìm kiếm: Làm-giàu

Nuôi ruồi lính đen để lấy nguồn thức ăn nuôi lươn, nuôi gà, nuôi cá-đó là mô hình làm giàu của chàng cử nhân Phạm Trung Hiếu, xã xã Ea Riêng, huyện M'Đrắk, tỉnh Đắk Lắk. Mô hình nuôi ruồi lính đen để lấy sâu canxi phục vụ chăn nuôi không chỉ giảm chi phí, tạo sản phẩm an toàn mà còn góp phần bảo vệ môi trường.
Tại bãi đất hoang hóa xã Thạch Trị, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh, trang trại chăn nuôi gà thả rông trên cát của 9X Phạm Đình Đạo đã biến vùng đất khô cằn thành trang trại nuôi gà ta, thu lời hàng trăm triệu đồng mỗi năm. Trước khi nuôi gà trên cát, anh Đạo từng có thời gian lang thang phiêu bạt làm đủ thứ việc kiếm sống.
Từ kinh nghiệm chăn nuôi và mong muốn làm giàu, mô hình chăn nuôi trang trại giữa đồng đã giúp vợ chồng anh Hoàng Trọng Tiến và chị Trần Thị Tịnh ( thôn Bình Dương, xã Thạch Hội, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh) thu lời 200 - 250 triệu đồng mỗi năm.
Đi theo nghề cho ngao đẻ, ươm ngao giống, không ngờ có ngày anh Phạm Văn Kim, 32 tuổi, trú tại xóm 5, xã Kim Trung, huyện Kim Sơn (Ninh Bình) có nguồn thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi tháng. Với ngao giống bé li ti lẫn trong cát, anh Kim cứ bán 1 kg là thu về 1 triệu đồng thế nên dân địa phương bảo anh cân cát lấy tiền.
Dù lợi nhuận mang lại không cao nhưng hiệu quả đạt được từ cây dưa chuột đã mang lại cho gia đình ông Bùi Văn Định, xóm Mớ Đồi (xã Hạ Bì, huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình) có thêm nguồn thu nhập, ổn định cuộc sống. Ông Định trồng hơn nửa ha dưa chuột, hơn 30 ngày sau có trái, hái đến đâu thương lái đến mua hết.
Sinh ra và lớn lên ở Hoàng Tiến, vùng đất trồng na nổi tiếng của thành phố Chí Linh (tỉnh Hải Dương) nhưng anh Hoàng Tiến Đạt không chọn làm giàu bằng trồng na mà anh lại chọn trồng nấm. Trải qua, “ba chìm bảy nổi” với cây nấm cuối cùng anh đã thành công. Hơn hết anh còn làm “giấy khai sinh” truy suất nguồn gốc cho nấm để người tiêu dùng yên tâm.

End of content

Không có tin nào tiếp theo