Gia đình duy nhất của Việt Nam có 3 người được đặt tên cho đường phố, con cháu nhiều người làm tướng, giáo sư, tiến sĩ
Loại gia vị Việt Nam sở hữu có giá đắt đỏ thứ 3 thế giới, được các nước săn lùng như kho báu trời cho / Nơi duy nhất ở Việt Nam còn giao tiếp bằng ngôn ngữ từ thời Văn Lang - Âu Lạc, người lạ đến cần phiên dịch
Khi dạo bước trên các phố Hà Nội, chúng ta dễ dàng bắt gặp những cái tên như Hoàng Đạo Thành, Hoàng Đạo Thúy và Tạ Quang Bửu. Ít ai biết rằng, đằng sau những con đường này là câu chuyện về một gia đình trí thức, một gia đình mà sự nghiệp và tài năng của các thành viên đã được cả nước ghi nhận.
Hoàng Đạo Thành
Con đường này được đặt theo tên của 1 vị sử gia Hoàng Đạo Thành (1830 – 1908), 1 chí sĩ hoạt động phong trào Duy Tân, ông cũng là cha của nhà văn hóa Hoàng Đạo Thúy. Ông Hoàng Đạo Thành sinh ra ở làng Kim Lũ, huyện Thanh Trì, tỉnh Hà Đông, nay là quận Hoàng Mai, Hà Nội. Ông vốn giỏi văn chương và ham mê lịch sử ngay từ khi còn nhỏ. Sau khi đỗ cử nhân năm 1884, ông làm giáo thụ ở các phủ Quốc Oai, Hoài Đức, Từ Sơn… rồi quyền tri phủ Thuận Thành. Sau đó ông từ quan để về quê dạy học và tham gia phong trào Duy Tân.
Ông nổi tiếng có tài và có nhiều tác phẩm văn thơ để đời như: Đại Nam hành nghĩa liệt nữ truyện, Việt sử tứ tự, đặc biệt có bộ Việt sử tân ước được soạn theo tinh thần tiến bộ như ca ngợi triều Tây Sơn, khai thác nguồn văn hóa dân gian…
>> Xem thêm: Lưu Bá Ôn – Mưu thần và công thần khai quốc số một triều đại nhà Minh
Con đường mang tên Hoàng Đạo Thành.
Ông Hoàng Đạo Thành lấy 2 vợ, tổng có 6 người con và ông Hoàng Đạo Thúy là con thứ 6 trong nhà và cũng là người để lại tiếng tăm nhất trong số 6 anh chị em. Trước nhà văn Hoàng Đạo Thúy có 1 chị gái tên Hoàng Thị Uyên cũng rất nổi tiếng, thường gọi là bà Cả Mọc, là nhà từ thiện và là người thành lập nhà nuôi dưỡng trẻ miễn phí đầu tiên tại Hà Nội trước năm 1945. Anh trai của ông là Cử nhân Hoàng Đạo Phương, một thương gia giàu có ở Hà Nội ngày xưa.
>> Xem thêm: Hoàng đế Càn Long tổ chức ‘Thiên tẩu yến’ thiết đãi 3.900 bô lão để duy trì đức tính kính già yêu trẻ của tổ tông
Hoàng Đạo Thúy
Ông là con trai của ông Hoàng Đạo Thành, tên được đặt cho 1 con đường của quận Thanh Xuân, Hà Nội. Dù gia nhập quân đội khi đã ở độ tuổi 45, thế nhưng ông Hoàng Đạo Thúy đã thể hiện vai trò nổi trội trong nhiều lĩnh vực công tác khác nhau. Ông được Đảng, Bác Hồ tin tưởng giao cho nhiều trọng trách quan trọng như: Giám đốc trường võ bị Trần Quốc Tuấn, Cục trưởng Cục Công binh, Cục trưởng Cục Quân huấn, Tổng thư ký Ban Thi đua Trung ương…Ông có công đầu trong việc tạo dựng và phát triển ngành thông tin liên lạc quân sự và được coi là anh cả trong Bộ đội Thông tin.
>> Xem thêm: Từ Hi Thái hậu thích ăn 'thịt sống', món ăn bình dân nhưng cách làm khá tàn nhẫn
Chân dung nhà văn hóa Hoàng Đạo Thúy.
Ngoài ra, ông còn để lại nhiều tác phẩm về các lĩnh vực như giáo dục, quân sự, lịch sử, văn hóa… Đặc biệt là những tác phẩm về lĩnh vực nghiên cứu lịch sử văn hóa Hà Nội của ông được mệnh danh là nhà Hà Nội học hàng đầu của Việt Nam.
>> Xem thêm: Hành lý của thầy trò Đường Tăng trong Tây Du Ký có gì đáng giá mà Trư Bát Giới suốt ngày đòi chia?
Tạ Quang Bửu
GS Tạ Quang Bửu là con rể của nhà văn hóa Hoàng Đạo Thúy, lấy con gái của ông là bà Hoàng Thị Oanh. GS Tạ Quang Bửu không chỉ có kiến thức uyên thâm ở nhiều lĩnh vực về Toán, Lý, Hóa, Triết, Sinh học, Môi trường…mà còn là 1 tài năng lớn về phương diện lãnh đạo ở tầm quốc gia, là nhà khoa học đại tài, uyên bác hiếm cơ, người thông minh, tài năng. Ông được xem là “đại tri thức của Việt Nam”, là nhà ngoại giao bản lĩnh, nhà quản lý giáo dục có tầm nhìn chiến lược và là “cây cầu nối khoa học thế giới với Việt Nam”. Ông đã có cống hiến ở nhiều lĩnh vực khác nhau, ông là hiệu trưởng đầu tiên của trường Đại học Bách khoa Hà Nội (1956 – 1961), có công dẫn dắt và phát triển trường đại học này. Ông còn giữ các chức vụ khác như: Vụ trưởng Vụ nghiên cứu điện - nước Trung kỳ, Bộ trưởng đầu tiên của Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Ủy viên Hội đồng Quốc phòng tối cao… Ông cũng là người đã tham gia đoàn đàm phán của chính phủ ở Genève và thay mặt nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ký Hiệp định Genève.
GS Tạ Quang Bửu và vợ.
Với công lao cống hiến của mình, ông được Đảng, Quốc hội, Nhà nước ta tặng thưởng: Huân chương Độc lập hạng Nhất, Huân chương Kháng chiến hạng Nhất, Huân chương Chiến thắng hạng Nhất, Huân chương Kháng chiến chống Mỹ cứu nước hạng Nhất, Huân chương Chiến công hạng Nhất, Huân chương Chiến sĩ vẻ vang hạng Ba, Huy chương Quân kì quyết thắng.
Tiếp nối truyền thống của gia đình, các con và cháu của 3 nhà đại trí thức đều là những người có học thức và có chức vị: Ông Hoàng Đạo Thúy có 10 người con thì 3 người mất vì tai nạn, 7 người con còn lại có ông Hoàng Đạo Kính là giáo sư, tiến sĩ khoa học ngành kiến trúc, ông Hoàng Đạo Cung cũng là GSTS ngành kiến trúc, cháu nội là TS. Hoàng Đạo Cương (từ 10/2020 là Thứ trưởng Bộ Văn hóa – thể thao và du lịch),…Bên cạnh đó, con của GS Tạ Quang Bửu, ông Tạ Quang Chính là Thiếu tướng của QĐND Việt Nam,…Mỗi người đều thành công ở những lĩnh vực khác nhau và có nhiều đóng góp cho đất nước.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bí mật đáng sợ sau khi voi già chết: Nếu con người chạm vào sẽ gây ra cảnh tượng kinh hoàng?
Chuyện sốc giới khoa học: Hồi sinh loài chim đã tuyệt chủng từ 3 thế kỷ trước! Giải mã phương pháp bí ẩn đằng sau!
Sau khi Lưu Bị qua đời, tại sao Gia Cát Lượng bắc phạt đều thất bại? Nghe câu nói của Khương Duy trước khi qua đời là biết ngay
Bác sĩ kiệt xuất của Việt Nam: Dùng ngô, sắn tạo ra kháng sinh penicillin, tên được đặt cho nhiều con đường
200 năm sau khi bị chôn nhầm vì ngất xỉu lúc sinh con, cảnh tượng bên trong quan tài của người phụ nữ khiến hậu thế bàng hoàng
Chân dung nữ Anh hùng lái máy xúc duy nhất ở Việt Nam, là con nuôi của Thủ tướng Phạm Văn Đồng