Tìm kiếm: Lễ-cúng
Trong năm, người Mạ có nhiều lễ cúng. Lễ cúng thần Lúa là lễ lớn nhất trong năm với hình thức hiến sinh bằng việc đâm trâu.
Lễ cúng ruộng của người Chu Ru ở xã Tà Năng, huyện Đức Trọng (Lâm Đồng) là một hình thức sinh hoạt văn hóa truyền thống, nhằm mục đích tạ ơn thần linh, cầu an cho gia đình, dòng tộc và cả cộng đồng mùa màng bội thu…
Tạm gác lại các công việc đồng áng, những chàng trai cô gái dân tộc Ê Đê diện bộ trang phục đẹp để đi dự lễ hội cúng bến nước, đây được xem là lễ hội truyền thống rất độc đáo và diễn ra vào đầu tháng Giêng hàng năm.
Nghi lễ đặt tên cho con (hay còn gọi là Nhá Phay) đây là lễ cúng vía đầu tiên, cũng là nét văn hóa đặc sắc của người Thái đen.
Ngoài kho tàng truyện thần thoại, ngụ ngôn phong phú được dùng trong đời sống hàng ngày, tục cúng bản được coi là hoạt động nguyên sơ và đặc sắc nhất mà người Cống vẫn giữ được vẹn nguyên. Không dừng lại ở những thủ tục tâm linh, lễ cúng bản còn là một hoạt động sinh hoạt văn hóa cộng đồng gắn kết mọi người trong bản.
Từ tháng 3 trở đi, trước khi những cơn mưa đầu mùa đổ xuống núi rừng, đồng bào Cơ Ho ở xã Đông Tiến, Hàm Thuận Bắc (Bình Thuận) làm lễ cúng Giàng, thần núi, thần rừng, thần rẫy và tổ tiên… những vị thần đã giúp bà con bội thu mùa màng trong năm cũng như cầu xin Giàng cho một năm mới được no cái bụng.
Trong đời sống, người dân tộc Ê Đê ở các tỉnh Tây Nguyên tổ chức nhiều nghi lễ (nghi thức và lễ hội) gắn với vòng đời người hoặc chu trình sản xuất, đặc biệt là những lễ thức nông nghiệp liên quan đến vòng đời của lúa. Mà tiêu biểu là lễ cúng lúa giống - một trong những nghi lễ quan trọng nhất gắn liền với phong tục sản xuất của người Ê Đê.
Mùa Xuân chính là mùa tập trung dày đặc các lễ hội của Tây Nguyên, trong đó có lễ cúng giống lúa.
Đồng bào Si La tỉnh Lai Châu có nghi lễ cúng bản được tổ chức thường niên 7 năm một lần.
Đồng bào Mông rất coi trọng dòng họ gồm những người có chung tổ tiên. Người Mông có nghi lễ cúng dòng họ vào dịp cuối năm để cầu xin thần linh phù hộ cho các thành viên trong dòng họ và bản làng khỏe mạnh, mùa màng được tốt tươi, chăn nuôi phát triển, cuộc sống ấm no, hạnh phúc…
Trong đời sống, người dân tộc Ê Đê ở các tỉnh Tây Nguyên tổ chức nhiều nghi lễ. Đó là những nghi thức hoặc lễ hội gắn với những hiện tượng liên quan đến đời người với chu trình sản xuất… Một trong những lễ nghi quan trọng gắn liền với phong tục sản xuất của người dân nơi đây được phục dựng là lễ cúng thần lúa.
Nhậu say đập phá nhà cửa, người đàn ông bị công an mời lên làm việc. Quá bực tức, ông ta trở về và gây sự rồi ép vợ uống thuốc độc.
Ngày Tết Hàn thực là dịp để nhiều gia đình người Việt chuẩn bị mâm lễ cúng gồm bánh trôi, bánh chay, qua quả tươi... thờ cúng ông bà, tổ tiên.
Thần Tài là một vị thần trong tín ngưỡng Việt Nam và một số nước phương Đông. Thần Tài được người dân thờ cúng quanh năm để cầu mong tiền tài may mắn.
(DNVN) - Chiều qua, 14.9 (14.8 âm lịch), tại ngôi nhà mới của ca sĩ Quang Hà, nằm trên đường Phan Huy Ích, Gò Vấp, TP.HCM, đã diễn ra lễ giỗ tổ ngành sân khấu. Đông đảo ca sĩ, người mẫu, diễn viên đã đến dự.
End of content
Không có tin nào tiếp theo