Tìm kiếm: Nhà-ở-thương-mại

Nhiều DN BĐS cho biết, tình trạng ách tắc pháp lý và mất cân đối cung cầu đã khiến thị trường BĐS TP Hồ Chí Minh phát triển thiếu bền vững, đồng thời gây áp lực lớn lên xã hội và nền kinh tế. Người thu nhập trung bình và thấp ngày càng khó tiếp cận nhà ở, trong khi doanh nghiệp bị đình trệ, thiếu vốn để tái triển khai các dự án.
Ngày 16/11, tại diễn đàn "Để thị trường BĐS trở lại lành mạnh và phát triển" do Đài PTTH Hà Nội tổ chức với sự tham gia của trên 100 đại biểu từ các cơ quan quản lý, DN BĐS cùng nhiều chuyên gia kinh tế uy tín cho thấy, thị trường BĐS VN đang chịu nhiều áp lực lớn từ sự thay đổi của chính sách pháp lý, chi phí tài chính, khó khăn tiếp cận vốn.
DNVN - Giá nhà đất tại các thành phố lớn tăng phi thực tế, khiến nhiều hộ dân gặp khó khăn trong việc sở hữu nhà ở, trong khi những người đầu cơ lại tranh thủ tích lũy để chờ tăng giá. Tình trạng đầu cơ, thổi giá đẩy giá đang dẫn đến nhiều hệ lụy...
DNVN - Chia sẻ với Tạp chí Doanh nghiệp Việt Nam, ông Nguyễn Văn Đính - Chủ tịch Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS) cho rằng, các luật mới liên quan đến bất động sản, nhà ở vừa có hiệu lực nên cần độ trễ để thẩm thấu. Kỳ vọng thị trường nhà ở sẽ được gỡ khó vào thời điểm cuối năm 2024, đầu năm 2025.
DNVN - Đánh giá về những tháo gỡ vướng mắc liên quan đến nhà ở xã hội, ông Hoàng Văn Cường - Ủy viên Ủy ban Tài chính - Ngân sách Quốc hội cho rằng, những quy định về tiếp cận đất đai, các quỹ về nhà ở đã linh hoạt hơn. Điều quan trọng là phải nhanh chóng đưa các chính sách, quy định mới này vào cuộc sống.

End of content

Không có tin nào tiếp theo