Tìm kiếm: PVTM
DNVN - Theo Hiệp hội Mía đường Việt Nam và đại diện cho 6 công ty sản xuất đường mía trong nước, đã có dấu hiệu về các sản phẩm đường mía của Thái Lan bị áp dụng thuế chống bán phá giá (CBPG) và thuế chống trợ cấp (CTC) lẩn tránh qua một số các quốc gia ASEAN khác.
DNVN - Sau gần 2 năm hợp tác và cung cấp đầy đủ thông tin theo yêu cầu của cơ quan điều tra Indonesia, mặt hàng tôn lạnh Việt Nam đã "vượt cửa ải" thuế chống bán phá giá từ quốc gia này. Như vậy, mặt hàng tôn lạnh có xuất xứ từ Việt Nam xuất khẩu vào Indonesia sẽ không phải chịu thuế chống bán phá giá (có thể lên đến 49,2%).
DNVN - Ngày 25/6, Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương) thông báo tiếp nhận hồ sơ đề nghị miễn trừ áp dụng biện pháp chống bán phá giá và chống trợ cấp đối với một số sản phẩm đường mía có xuất xứ từ Thái Lan.
DNVN - Ngày 31/5, Cục Phòng vệ Thương mại (Bộ Công Thương) đã nhận được thông tin về việc Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) thông báo kết luận sơ bộ trong vụ việc điều tra chống bán phá giá (CBPG) đối với sản phẩm sợi dún polyester (PTY) của Malaysia, Indonesia, Thái Lan và Việt Nam.
DNVN - Theo tin từ Bộ Công Thương, Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) đã chính thức khởi xướng điều tra chống bán phá giá (CBPG) đối với sản phẩm mật ong có xuất xứ từ Việt Nam. Các sản phẩm mật ong có xuất xứ từ Ấn Độ, Brazil, Argentina và Ukraine cũng bị Hoa Kỳ điều tra CBPG.
DNVN - Ngày 22/4/2021, Cục Phòng vệ thương mại (PVTM) nhận được thông tin về việc Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) tiếp nhận hồ sơ yêu cầu điều tra chống bán phá giá (CBPG) đối với sản phẩm mật ong có xuất xứ từ Argentina, Brazil, Ấn Độ, Ukraine và Việt Nam.
DNVN - Ngày 2/3/2021, Cục Phòng vệ thương mại (PVTM) nhận được thông tin về việc Ủy ban Châu Âu (EC) thông báo khởi xướng điều tra rà soát cuối kỳ để gia hạn áp dụng biện pháp tự vệ đối với sản phẩm thép nhập khẩu trên cơ sở yêu cầu của một số nước thành viên Liên minh Châu Âu (EU).
DNVN - Thương vụ Việt Nam tại Pakistan vừa thông tin, ngày 25/2/2021, Ủy ban Thuế quan quốc gia Pakistan (Cơ quan điều tra) đã khởi xướng vụ việc điều tra chống bán phá giá đối với một số sản phẩm thép cán nguội có xuất xứ/xuất khẩu từ Việt Nam, Trung Quốc, Liên minh Châu Âu và Hàn Quốc.
Việc cơ quan thương mại của Mỹ chưa đề xuất Chính phủ nước này áp thuế hoặc sử dụng các biện pháp trừng phạt đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam là thông tin vui cho nhiều ngành hàng XK. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm để Việt Nam xử lý tận gốc vấn đề gian lận xuất xứ, giả mạo hàng Việt để né thuế xuất khẩu.
Tình trạng nhập lậu xe đạp điện rồi phù phép sản xuất tại Việt Nam để tiêu thụ trong nước và xuất khẩu là một điển hình của chiêu trò gian lận xuất xứ. Liệu việc xây dựng Nghị định quy định cách xác định sản phẩm, hàng hóa của Việt Nam hoặc sản xuất tại Việt Nam có bịt được kẽ hở này.
Việc tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu thép của Việt Nam khiến nhiều quốc gia chú ý và điều tra áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại.
Nếu cả giai đoạn 2007-2017 chỉ có 3 vụ việc việc phòng vệ thương mại do nước ngoài khởi xướng với mặt hàng gỗ, thì từ 2018 đến nay đã có 4 vụ với sản phẩm này. Vậy đâu là nguyên nhân.
DNVN - Mới đây, Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) đã khởi xướng điều tra chống lẩn tránh thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp đang áp dụng đối với sản phẩm gỗ ván ép của Trung Quốc được nhập khẩu từ Việt Nam.
DNVN - Trong khi các quốc gia tăng cường áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại (PVTM), là cơ quan đại diện cho Chính phủ xử lý các vụ việc liên quan đến (PVTM), Bộ Công Thương đã chủ động thực hiện các biện pháp nhằm bảo hộ lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp Việt Nam khi xuất khẩu tại nước ngoài.
Tháng 3 vừa qua, Liên minh Thương mại công bằng gỗ dán cứng của Mỹ đã gửi yêu cầu đề nghị Bộ Thương mại Mỹ điều tra áp dụng chống lẩn tránh thuế chống bán phá giá (CBPG), chống trợ cấp đối với sản phẩm gỗ dán cứng xuất xứ từ Việt Nam. Nếu đúng như vậy, có thể doanh nghiệp Việt sẽ mất toàn bộ thị trường này.
End of content
Không có tin nào tiếp theo