Tìm kiếm: UPCoM-Index
Với nền thanh khoản cao và lực kéo mạnh của cặp đôi VIC-VHM, chỉ số chính VN-Index đã vượt ngưỡng 1.000 điểm trong sáng nay và giá trị tài sản của tỷ phú Phạm Nhật Vượng cũng tăng mạnh.
Nói với cổ đông, ông Phạm Nhật Vượng cho biết, VinFast sẽ còn phải được bù lỗ trong 3-5 năm và mục tiêu mà Vingroup hướng tới cho hãng xe này không phải lợi nhuận mà chính là thị phần.
Với sự hồi phục mạnh mẽ của cổ phiếu từ đáy, chỉ trong thời gian ngắn, Việt Nam chứng kiến sự trở lại của 2 tỷ phú USD: ông chủ Hòa Phát - Trần Đình Long và “đại gia nước mắm” - Nguyễn Đăng Quang.
Tuy không còn góp mặt trong danh sách những người giàu nhất thế giới năm 2020, song tài sản ông Nguyễn Đăng Quang hiện đã về ngưỡng “tỷ đô” và ông chủ Masan tiếp tục là "tỷ phú USD" của Việt Nam.
Với việc ghi nhận thêm doanh thu bán ô tô, hoạt động sản xuất đã mang về cho Vingroup 3.259 tỷ đồng trong quý 1/2020. Tuy vậy, do ảnh hưởng Covid-19, lãi sau thuế của Vingroup vẫn giảm tới 50%.
Trải qua giai đoạn kinh doanh quý 1 bất lợi với lợi nhuận “bốc hơi” phân nửa, song, Chứng khoán Bản Việt của bà Nguyễn Thanh Phượng vừa đạt được khoản vay tín chấp trị giá tới 40 triệu USD.
Sau khi ghi nhận đạt lãi trước thuế năm 2019 hơn 29.745 tỷ đồng và lãi sau thuế hơn 24.319 tỷ đồng, tăng hơn gấp rưỡi năm 2018, Vinhomes đang lên kế hoạch cho một dự án hơn 4.000 tỷ đồng.
Hàng loạt đại gia Việt chứng kiến túi tiền bốc hơi chưa từng có do đại dịch Covid-19 đang hoành hành. Ông Phạm Nhật Vượng mất 2 tỷ USD, trong khi chủ tịch Techcombank sắp rời khỏi danh sách Forbes.
Hơn 2 năm trước, ThaiBev chi gần 5 tỷ USD để sở hữu 53,59% vốn điều lệ Sabeco. Đến nay khoản đầu tư đó đã bị suy giảm 63.230 tỷ đồng (tương ứng lỗ 57,5% khoản vốn đầu tư).
Nhiều tỷ phú Việt trải qua một năm đầy biến động với những thương vụ ít ai ngờ tới, từ người đi thâu tóm trở thành bị thâu tóm.
Cổ phiếu VCB sáng nay tiếp tục lập đỉnh mới, đạt 91.600 đồng. Đây là một trong những mã cổ phiếu mà Mai Phương Thuý lựa chọn trong năm 2019. Với những nhà đầu tư cá nhân, chỉ cần “bắt” đúng một số mã, trong đó có VCB như Mai Phương Thuý, thì có thể nói đã là một thành công lớn của năm giao dịch nhiều biến động này.
Ông Nguyễn Đăng Quang lấy lại danh hiệu tỷ phú đô-la, trong khi ông Phạm Nhật Vượng giữ được khối tài sản nằm top 250 thế giới sau những thương vụ tỷ USD bất ngờ trong những tuần cuối cùng của năm 2019.
Gelex, doanh nghiệp của đại gia 8X Nguyễn Văn Tuấn đang lên phương án phát hành trái phiếu trị giá 1.500 tỷ đồng, được bảo lãnh thanh toán bởi CGIF, một quỹ uỷ thác của ADB. Quyết định này đưa ra sau khi Gelex đã vay 3.294 tỷ đồng bằng trái phiếu tính đến cuối tháng 9/2019.
Nếu chỉ xét về giá trị tài sản cổ phiếu thì ở thời điểm này, ông Trịnh Văn Quyết đang có khoảng 8.232 tỷ đồng, nằm trong top 10 đại gia giàu nhất trên thị trường chứng khoán Việt.
Thống kê của Forbes cho thấy, tại thời điểm ngày 13/12/2019, tổng tài sản của bà Nguyễn Thị Phương Thảo đạt 2,7 tỷ USD. Bà cũng là nữ tỷ phú duy nhất của Việt Nam lọt vào danh sách tỷ phú USD của Forbes.
End of content
Không có tin nào tiếp theo