Tìm kiếm: VCB
Vingroup ghi nhận lãi từ thanh lý đầu tư tài chính và chuyển nhượng công ty con gần 2.797 tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm, gấp 80 lần cùng kỳ năm trước. Khoản lãi này chủ yếu đến từ việc chuyển nhượng cổ phần trong hai công ty bất động sản là Prime Land và Ngôi Sao Phương Nam vào hai ngày cuối tháng 3.
Giữa lúc thị trường gặp khó trong những phiên vừa qua, phần lớn cổ phiếu trên sàn giảm giá thì loạt cổ phiếu thuộc “đế chế” KIDO (gồm KDC của KIDO, KDF của KIDO Foods, TAC của Dầu thực vật Tường An, VOC của Vocarimex) do anh em ông Trần Kim Thành - Trần Lệ Nguyên sáng lập, điều hành gây ấn tượng với mức tăng giá mạnh.
Mặc dù đã hoàn thành nghĩa vụ chia cổ tức năm 2018, song Sabeco vẫn “tặng” thêm cho cổ đông một đợt chia cổ tức bổ sung. Tổng tỷ lệ chia cổ tức của hãng bia này lên tới 50% cho năm 2018 và số “tiền tươi thóc thật” mà ông chủ Thái nhận về lên tới trên 1.700 tỷ đồng.
Vượt qua căn bệnh ung thư và biến cố gia đình, bà chủ PNJ cho rằng mình không phải là một “iron woman” (người đàn bà sắt thép) như nhiều người gọi mà bà chỉ là người luôn chấp nhận những gì trong đời đến với mình, chấp nhận nó như là nó vốn có.
Tuyên bố bước vào lĩnh vực hàng không và đào tạo nhân lực hàng không cách đây không lâu, nay trường thuộc Vingroup đã bắt đầu tuyển sinh khoá I với dự kiến 400 học viên phi công.
Nhóm cổ phiếu Vingroup hôm qua tăng mạnh sau tin 1.500 xe VinFast Fadil sẽ được đưa vào cung cấp dịch vụ gọi xe công nghệ và việc lãnh đạo VinSmart trả lời thẳng trước tin đồn Vsmart Live giống mẫu điện thoại mới ra mắt tại thị trường Trung Quốc.
Dồn lực cho nông nghiệp, tuy nhiên, trong quá trình tái cơ cấu của Hoàng Anh Gia Lai, tập đoàn này đã phải hy sinh cổ phần tại HAGL Agrico và doanh nghiệp này không còn là công ty con của Hoàng Anh Gia Lai khi tỷ lệ sở hữu về dưới 50%, đồng nghĩa việc có thể đã mất quyền kiểm soát.
Với đà tăng mạnh của giá cổ phiếu, tài sản ông Hồ Xuân Năng đã tăng hơn 3.000 tỷ đồng so với đầu tháng 7 và chỉ ít ngày tới, vị đại gia này sẽ nhận thêm hàng trăm tỷ đồng cổ tức từ Vicostone.
Giữa bối cảnh giá cổ phiếu “tăng nóng”, hàng loạt lãnh đạo của doanh nghiệp bất ngờ ồ ạt muốn chốt lời và rất thú vị là đều với mục đích “giải quyết nhu cầu tài chính cá nhân”. Trong số đó, có người còn có thể lãi tới hơn 1.500 tỷ đồng nhờ chênh lệch giá cổ phiếu thời điểm hiện tại so với lúc mới lên sàn.
Tập đoàn của tỷ phú Phạm Nhật Vượng vừa tiết lộ kế hoạch huy động tối đa 750 triệu USD trái phiếu quốc tế. Trái phiếu phát hành sẽ được niêm yết tại Sở giao dịch Chứng khoán Singapore (SGX), không được chào bán, niêm yết và giao dịch tại thị trường Việt Nam.
Với việc chào bán thêm gần 300 triệu cổ phần FLC ở mức không thấp hơn mệnh giá (10.000 đồng), tập đoàn của ông Trịnh Văn Quyết dự kiến sẽ tăng vốn điều lên 10.100 tỷ đồng. Trong khi đó, thị giá FLC hiện chưa tới 4.000 đồng/cổ phiếu.
Mảng sản xuất (trong đó có sản xuất điện thoại VinSmart và ô tô, xe máy VinFast) đã bắt đầu đem lại doanh thu 2.445 tỷ đồng cho doanh nghiệp của ông Phạm Nhật Vượng.
Trong quý vừa rồi, “đế chế bất động sản” của tỷ phú Phạm Nhật Vượng - Vinhomes đạt hơn 20.917 tỷ đồng doanh thu thuần, gấp 4 lần so với cùng kỳ năm ngoái, lãi trước thuế vượt 10.000 tỷ đồng, gấp đôi cùng kỳ.
Hiện cổ phiếu VIC đang liên tục phá đỉnh lịch sử đưa giá trị tài sản của ông Phạm Nhật Vượng không ngừng tăng mạnh. Trong khi đó, VHM của Vinhomes tăng giá nhẹ sau thông tin bà Lê Thị Hải Yến đã được bổ nhiệm vào vị trí Giám đốc Tài chính.
Vingroup vừa công bố nhận chuyển nhượng vốn góp tại Công ty TNHH Việt Nam Grand Prix, đơn vị đưa Giải đua Công thức 1 về Việt Nam. Theo đó, trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu VIC cũng đang “tăng tốc” và vượt đỉnh lịch sử của mã này.
End of content
Không có tin nào tiếp theo