Tìm kiếm: Viện-Nghiên-cứu-Kinh-tế-và-Chính-sách
Theo đánh giá của các chuyên gia, những tín hiệu phát triển kinh tế Việt Nam là đáng mừng, quan trọng là phải duy trì được nhịp, nếu phòng chống dịch không tốt, các hệ lụy khác sẽ nảy sinh.
Các thông tin về kinh tế vĩ mô đang gây chú ý mạnh mẽ với những quan điểm của giới doanh nhân, chuyên gia kinh tế.
Việt Nam được nhận định là nền kinh tế có khả năng phục hồi cao hơn các nước khác trên thế giới kể từ khi bắt đầu cuộc khủng hoảng do dịch Covid-19 gây ra. Tuy nhiên, Chính phủ Việt Nam cần theo dõi chặt chẽ các rủi ro tài khóa và một số vấn đề xã hội tiềm ẩn khi tình hình trong nước và toàn cầu vẫn còn nhiều bất định.
Chiêu trò chuyển giá của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đến thời điểm này vẫn là điều đáng lo ngại. Nghị định 132/NĐ-CP vừa ban hành với các quy định mới về giao dịch liên kết tại Việt Nam (có hiệu lực trong tháng 12/2020) liệu có triệt tiêu được “đất sống” của vấn nạn này.
Đây là nội dung trong "Báo cáo kinh tế vĩ mô Việt Nam quý II và 6 tháng đầu năm 2020" do Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) thực hiện.
DNVN - Đây là lần thứ 7 chỉ số Công khai ngân sách quốc gia (OBI) được công bố trên toàn cầu và ở Việt Nam, và đây là lần thứ 2 chỉ số MOBI được công bố. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) có thứ hạng cao nhất trong bảng xếp hạng MOBI 2019 với 73,17 điểm.
DNVN - Kết quả cuộc khảo sát về Chỉ số Công khai ngân sách quốc gia (OBI) của Việt Nam và Chỉ số công khai ngân sách Bộ, cơ quan Trung ương (MOBI) năm 2019 cho thấy, Việt Nam đã đạt được những tiến bộ về công khai minh bạch ngân sách cấp quốc gia, và cấp bộ ngành nhưng vẫn có thể cải thiện thêm để thực hiện tốt hơn Luật ngân sách nhà nước 2015.
DNVN - Trong bối cảnh cả thế giới vẫn đang phải gồng mình chống dịch bệnh, tốc độ tăng trưởng GDP quý II của Việt Nam đạt 0,36% thấp nhất trong 10 năm qua nhưng vẫn cao hơn mức dự báo của VEPR trước đó. Trong đó, GDP cả nước 6 tháng đầu năm chỉ đạt mức 1,81% .
DNVN – Trong nội dung bản báo cáo thường niên Kinh tế Việt Nam 2020 VEPR cho rằng Việt Nam nên thận trọng hơn để không trở thành sân sau của Trung Quốc và Hàn Quốc để xuất khẩu sang Mỹ. Bên cạnh đó cần rà soát lại các chinh sách ưu đãi về thuế khóa hay đất đai đối với FDI nhằm tạo ra môi trường bình đẳng hơn với các doanh nghiệp trong nước.
DNVN - Báo cáo năm nay bên cạnh việc nhận định, đánh giá tình hình kinh tế thế giới và Việt Nam sẽ đi sâu vào phân tích và đánh giá hệ thống thuế tại Việt Nam trong bối cảnh khu vực và thế giới. Từ đó chỉ ra những cơ hội, thách thức của hệ thống tài khóa trong việc đáp ứng nhu cầu phát triển bền vững của nền kinh tế trong bối cảnh mới.
DNVN - Theo PGS.TS Nguyễn Ái Việt, chuyển đổi số là tạo ra phương thức sản xuất mới dựa trên những nền tảng công nghệ. Chính công nghệ sẽ làm đảo lộn những phương thức hiện có, là cơ sở để hy vọng một sự đại nhảy vọt. Do đó phải nhanh chóng chuyển đổi vào không gian số mới có thể phát triển được kinh tế.
Các nền tảng kinh tế số của Việt Nam nếu không có sự sáng tạo đặc biệt hay tính địa phương cao sẽ không thể chen chân vào thị trường vốn đang bị nắm giữ bởi những nền tảng nước ngoài.
Tỷ trọng thuế thu nhập doanh nghiệp trong tổng thu thuế có xu hướng giảm dần, từ 33,9% năm 2013 xuống còn khoảng 24,7% trong năm 2019, trong khi số doanh nghiệp đăng ký thành lập lại tăng rất nhanh trong giai đoạn này.
DNVN - Bất động sản vẫn là kênh đầu tư có tỷ lệ lựa chọn cao nhất. Thị trường bất động sản có cơ hội hồi phục nhanh, không bị tổn thương quá lớn sau khi hết dịch, bởi vì Chính phủ đã tăng đầu tư vào hạ tầng công cộng là cơ hội kéo theo thị trường bất động sản tăng trưởng.
DNVN - Theo dự báo của nhóm nghiên cứu Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách (VEPR), những bất ổn địa chính trị trên thế giới có ảnh hưởng không nhỏ đến kinh tế trong nước, theo đó GDP Việt Nam năm 2020 chỉ đạt 6,48% - thấp hơn khá nhiều mục tiêu do Quốc hội đề ra là 6,8%.
End of content
Không có tin nào tiếp theo