Tìm kiếm: Xuống-giống
Người trồng hoa cúc ở Đà Lạt đang lao đao, thua lỗ do virus sọc thân hoành hành tàn phá vườn hoa. Chế phẩm sinh học được điều chế bằng công nghệ Enzim do ông Nguyễn Phước (phường Lộc Sơn, TP.Bảo Lộc, Lâm Đồng) đã làm thay đổi môi trường, khiến virus không phát tán phá hại được cây trồng.
Dù lợi nhuận từ trồng cây dưa chuột không cao như nhiều loại cây trái khác, nhưng đối với gia đình bà Nguyễn Thị Huyền, bản Tự Nhiên (xã Đông Sang, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La) lại là cây trồng mang lại thu nhập tốt và dễ bán.
Sau 75 ngày kể từ khi xuống giống trồng dưa lưới Nhật Bản, Thái Lan xuất bán cho các đại lý, cửa hàng rau, củ, quả sạch, trang trại rau ở xã Đức Chánh, huyện Mộ Đức (Quảng Ngãi) thu lãi 20 – 30 triệu đồng/sào.
Chỉ với 8 sào (8.000m2) nha đam, đợt thu hoạch vừa rồi ông Dũng lời đến 80 triệu đồng sau khi trừ hết chi phí. Với giống nha đam, 1 năm ông Dũng có thể thu hoạch 10 - 11 đợt như vậy.
Vợ chồng chị Trần Thị Lệ, thị trấn Ea Kar, huyện Ea Kar (Đắk Lắk) xuống giống 3.000 cây mít Thái siêu sớm, mít Viên Linh ở 6ha đất cằn. Chị Lệ cho biết, nếu canh tác tốt, cây mít có thể cho trái quanh năm. Trái mít thường nặng từ 15 – 25 kg, mỗi cây có thể cho thu hoạch hơn 1 tạ trái/năm và tăng dần theo độ tuổi của cây.
Với hơn 2.000 cây bơ giống 034 trồng xen canh cà phê và chè, cùng với việc bán giống bơ, gia đình ông Nguyễn Văn Dậu (51 tuổi, ngụ tổ 1, thị trấn Lộc Thắng, huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng) đã có thu nhập gần 6 tỷ đồng/năm. Điều đặc biệt, giống bơ 034 này ông Dậu lấy giống từ cây bơ đầu dòng độc nhất vô nhị-cây bơ "mồ côi".
Với chiếc máy “3 trong 1” vừa phun thuốc, bón phân, phun hạt giống, Lương Văn Trường, (SN 1989), chủ nhân của nông trại Cờ Đỏ, thôn Đồng Lư, xã Tân Thịnh (Nam Trực, Nam Định) có thể “cân” cả cánh đồng 7ha.
Dù chỉ mới triển khai trồng được gần 1 năm, song mô hình trồng cây dược liệu công nghệ cao tại xã Ia Hlốp (huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) đã bước đầu thích nghi khá tốt với khí hậu và thổ nhưỡng tại địa phương. Mới chỉ trồng 70% diện tích nhưng số vốn bỏ ra đã là hơn 10 tỷ đồng.
Sau khi về hưu, ông Mẫn Văn Tách (74 tuổi, xã Lộc Phú, huyện Bảo Lâm, Lâm Đồng) làm chủ hơn 17 ha cà phê, mang lại cho ông và gia đình hơn 2 tỷ đồng mỗi năm trong giai đoạn giá cà phê xuống thấp.
Vài năm trở lại đây, với phương pháp phủ nilon, nhiều hộ nông dân ở xã Bình Hòa, nơi có diện tích trồng cà pháo lớn nhất tỉnh Quảng Ngãi đã nâng cao năng suất ây trồng này tăng lên gấp đôi. Vì vậy, nhiều hộ dân nơi đây đang đổi đời nhờ...cà pháo.
Với 1ha đất trồng khoai lang Bông Súng, mỗi năm lão nông Huỳnh Văn Thơm (Mười Thơm), ngụ khu phố 6, thị trấn Giồng Riềng (Giồng Riềng, Kiên Giang) thu nhập hơn 300 triệu đồng, trừ chi phí làm bờ bao, lên liếp, phân bón, lợi nhuận gần 150 triệu đồng...
Sau nhiều năm trăn trở, tìm cách làm giàu, thoát khỏi cảnh túng thiếu…giờ đây chị Nguyễn Thị Thắng (ở xóm Ngọc Thành, xã miền núi Giang Sơn Đông, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An) đã thành công với mô hình nuôi ốc bươu đen sinh sản (hay còn gọi là ốc nhồi). Nhờ nuôi ốc bươu đen trong ao bèo mà chị Thắng có thu nhập hàng chục triệu đồng mỗi tháng.
Khoảng 1 tuần nay, tại Trà Vinh, giá lúa tươi thương phẩm các loại được thương lái mua tại ruộng đã tăng 300 đồng/kg.
Với việc nhạy bén lựa chọn trồng xen mít và bưởi da xanh, ông Nguyễn Văn Ngài (SN 1966) ở ấp Trung Sơn, xã Thanh An, huyện Hớn Quản (tỉnh Bình Phước) thu lợi ít nhất 250 triệu đồng/năm từ mít Thái trong khi chờ cây bưởi cho thu hoạch. Ông Ngài trồng mít Thái siêu sớm còn cho thu lợi kép khi có thể tỉa trái xấu, hái lá mít để nuôi thêm đàn dê.
Thực hiện Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Đồng Tháp, nông dân huyện Tam Nông đã chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên nền đất sản xuất lúa sang trồng các loại hoa màu và cây công nghiệp ngắn ngày, tiết kiệm nước tưới, cho lợi nhuận cao... Nổi bật là mô hình trồng đậu nành rau và thanh long ruột đỏ.
End of content
Không có tin nào tiếp theo