Tìm kiếm: bể-xi-măng
Bằng nguồn vốn đầu tư của Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tỉnh Quảng Trị, huyện Vĩnh Linh đã xây dựng mô hình nuôi cá lóc đầu nhím (cá lóc thuần chủng) tại thôn Hiền Lương, xã Vĩnh Thành. Đây là mô hình được Sở KH&CN đánh giá thành công và tiếp tục đầu tư nhân rộng để khai thác tốt thế mạnh nuôi cá nước ngọt trên địa bàn toàn tỉnh.
Đang là giám đốc sản xuất 1 công ty may của Hàn Quốc tại TP Hồ Chí Minh với mức lương khoảng 25 triệu đồng/tháng, nhưng vì mê nuôi lươn anh Nguyễn Thanh Tân (SN 1981 ở ấp Bình Hòa 1, xã Bình Hòa Phước, huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long) nghỉ việc bỏ về quê lập trang trại sản xuất lươn giống.
Thời gian gần đây, mô hình nuôi lươn trong bể đang trên đà phát triển trên địa bàn huyện Đất Đỏ. Từ mô hình nuôi lươn trong bể đã giúp nhiều gia đình có thu nhập cao, ổn định, phát triển kinh tế gia đình.
Từ 1 cặp rắn ri tượng bắt ngoài tự nhiên, giờ đây ông Dư Văn Út, ngụ ấp Chống Mỹ, xã Khánh Bình, huyện Trần Văn Thời (Cà Mau) đã nhân được đàn rắn bố mẹ 30 con sinh sản. Điều thú vị, ông Út không nuôi rắn trong vèo mà xây bể xi măng nuôi như nuôi cá kiểng.
Trong khi nhiều hộ gia đình trên địa bàn huyện Quảng Ninh phải chấp nhận bỏ trống ao hồ, không sản xuất được vì nguy cơ mất trắng do lũ lụt, ở xã Duy Ninh, có 4 hộ nông dân đã mạnh dạn đầu tư xây dựng ao hồ vượt lũ để nuôi cá lóc thâm canh.
Mô hình ương giống cá chạch lấu, một loài cá ngon và hiện còn rất ít trong tự nhiên, giúp nông dân Hậu Giang thu cả tỷ đồng mỗi năm.
Thời gian qua, mô hình nuôi lươn trong bể bạt trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu phát triển mạnh và mang lại thu nhập cao cho nhiều nông dân. Anh Nguyễn Lê Kim Phát (ấp Mỹ Hòa, xã Long Mỹ, huyện Đất Đỏ) là một trong những người thành công với phương pháp nuôi trong bể bạt sử dụng giá thể bằng sợi nilon.
Lươn đồng là loài dễ nuôi, hiệu quả kinh tế cao, lại phù hợp với điều kiện tự nhiên ở vùng biên giới…Đây là những lý do chính để con lươn trở thành vật nuôi được nhiều hộ dân ở khu vực biên giới huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp chọn để phát triển kinh tế hộ gia đình trong thời gian qua.
Chưa ai từng nghĩ, ruồi sẽ mang lại lợi ích kinh tế. Cho đến một ngày, ông Hùng mang ruồi về nuôi và bán trứng với giá đắt, thì người dân huyện Tĩnh Gia, Thanh Hóa mới “té ngửa”: nuôi ruồi mang lại kinh tế thật.
Thịt ếch có giá trị dinh dưỡng cao. Tuy nhiên, những năm gần đây, ếch sống trong môi trường tự nhiên dần khan hiếm. Để đáp ứng nhu cầu của thị trường, nhiều người dân đã đầu tư nuôi ếch thương phẩm tại nhà, điển hình là gia đình ông Trần Quốc Khánh ở thôn Nội Thôn, xã Minh Hưng (Kiến Xương).
Tận dụng những khoảng trống trong vườn hoặc khuôn viên xung quanh nhà, nhiều hộ dân xã Bình Thành, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang đã xây bể xi măng, lót bạt thả nuôi lươn không bùn. Lươn nuôi không bùn trong bể xi măng lót bạt chỉ ăn cá tạp, ốc bươu vàng, sau 6 tháng nuôi nhiều hộ có lời 60 triệu đồng/lứa.
Quyết tâm tìm kiếm những mô hình làm ăn có hiệu quả, anh Trần Văn Vụ, Phó Bí thư Đoàn TNCS Hồ Chí Minh xã An Trạch, huyện Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu đã mạnh dạn thực hiện thành công mô hình cua đinh thương phẩm bán với giá 450.000 đồng/ký.
Đang có nghề lái xe trên thành phố với một mức lương cao và ổn định, nhưng anh Phạm Xuân Đức (35 tuổi) trú ở xóm 2, xã Khánh Thiện, huyện Yên Khánh (Ninh Bình) vẫn quyết định bỏ về quê để xây dựng mô hình nuôi chim bồ câu và dế thương phẩm, bước đầu mô hình của anh đã cho thu nhập hơn chục triệu/ tháng.
Anh Trương Chí Thức, ở ấp 1A, xã Phong Thạnh Tây A, huyện Phước Long, tỉnh Bạc Liêu là một trong những người thành công với mô hình nuôi lúc nhúc những con rắn ri voi to bự trong bể xi măng. Rắn ri voi to bự được anh Thức bán với giá 500 ngàn đồng/ký.
Từ vài cá thể ban đầu, hiện nay tổng đàn cua đinh của huyện Phụng Hiệp (tỉnh Hậu Giang) đã lên đến trên 3.000 cá thể, đem lại nguồn thu nhập cao cho nhiều nông hộ. Nuôi cua đinh bán giống thì giá 500 ngàn đồng/con, nuôi sau 3 năm thành cua đinh thịt thì bán giá thấp nhất là 800.000 đồng/ký, mỗi con lời 5 triệu đồng.
End of content
Không có tin nào tiếp theo