Tìm kiếm: cá-tra-xuất-khẩu
DNVN - Do thu hẹp vùng nuôi sau thời gian dài bị ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19, sang quý 4/2021, nhiều đơn hàng đã xuất đi các quốc gia, vùng lãnh thổ nên giá nguyên liệu cá tra đã tăng mạnh. Hiện nay, nguồn cung cá tra nguyên liệu tại nhiều địa phương đã không đủ để cung cấp cho thị trường xuất khẩu.
Sự phục hồi của ngành dịch vụ thực phẩm ở Mỹ được kỳ vọng sẽ tạo điều kiện cho triển vọng tăng trưởng xuất khẩu của thủy sản Việt Nam bởi đây là thị trường xuất khẩu tôm, cá tra lớn nhất của nước ta.
Giá cá tra nguyên liệu giảm thấp kéo dài từ năm 2019 làm ảnh hưởng đến tâm lý đầu tư sản xuất. Những tháng gần đây, xuất khẩu có tăng, nhưng người nuôi cá tra vẫn thua lỗ.
Từ khi các tỉnh phía Nam đồng loạt thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, hầu hết cá tra trong ao nuôi tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long đều quá lứa do không tiêu thụ được.
DNVN - Hoạt động sản xuất và cung ứng cá tra chịu tác động nặng nề bởi đại dịch COVID-19. Nhiều doanh nghiệp chế biến ngừng hoạt động, kim ngạch xuất khẩu giảm sâu. Nếu không có giải pháp hỗ trợ kịp thời, hiệu quả thì các hộ nuôi cá sẽ phải bỏ nghề, doanh nghiệp chế biến cá tra sẽ phải đối mặt với nguy cơ thua lỗ, nợ xấu và phá sản.
Để các doanh nghiệp “sống chung” với đại dịch COVID-19 khi mở cửa trở lại thì điều mà họ cần nhất chính là việc gỡ rối các quy định về phòng chống dịch nhằm tránh những “vòng kim cô” có thể làm khó việc khơi thông hàng hóa, chuỗi cung ứng, khôi phục sản xuất.
Trong những tháng cuối năm 2021, nhu cầu tiêu thụ thủy sản tại EU có xu hướng hồi phục trở lại, cùng những ưu đãi đặc biệt về thuế quan từ Hiệp định EVFTA... sẽ tiếp tục tạo thuận lợi cho các sản phẩm thủy sản của Việt Nam khi xuất khẩu sang thị trường rộng lớn này.
DNVN – VASEP cho biết, EU và Anh sẽ quy định các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm riêng của họ. Vì vậy các giấy chứng nhận hiện tại mà các quốc gia không thuộc Liên minh châu Âu sử dụng chỉ có giá trị ở Vương quốc Anh đến ngày 1/4/2021. Đối với thủy sản nhập khẩu vào Anh sau ngày này sẽ cần giấy chứng thư vệ sinh mới.
Với kỳ vọng mức độ ảnh hưởng của dịch COVID-19 sẽ giảm dần và sự hỗ trợ của các Hiệp định thương mại tự do, giới phân tích cho rằng, các kênh tiêu thụ chính của các sản phẩm thủy sản sẽ dần hoạt động trở lại, hỗ trợ đà tăng trưởng cho lĩnh vực này trong năm 2021.
Cá tra là mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu giảm sâu nhất trong nửa đầu năm 2020. Các DN xuất khẩu cá tra đang kỳ vọng sẽ vực dậy mặt hàng này trong những tháng cuối năm.
Cá tra Việt Nam xuất khẩu đang có xu hướng “hồi hương” khi giá thịt heo tăng cao. Cá tra có thể chế biến hơn 40 món ăn cũng khiến nhiều người bất ngờ.
Từ đầu năm tới nay, xuất khẩu cá tra của Việt Nam đã có sự sụt giảm đáng kể do những rào cản thương mại, cùng với tình hình cung cầu thế giới có biến động về giá cả. Phóng viên Báo Công Thương đã có cuộc trao đổi với ông Trương Đình Hòe, Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) xung quanh vấn đề này.
Kim ngạch xuất khẩu thủy sản 10 tháng đạt 7,1 tỷ USD, giảm 2,4% so với cùng kỳ năm 2018.
Hướng đến hoàn thiện chuỗi sản xuất, trong 10 năm qua mối liên kết giữa các doanh nghiệp có nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu và đầu tư vùng nuôi cá tra với các hộ nông dân ở ĐBSCL không ngừng mở rộng.
Bối cảnh kinh tế thế giới đang có những biến động và căng thẳng nhất định, nhiều thách thức đặt ra tại các thị trường, tuy nhiên, nó cũng tạo những cơ hội để ngành thủy sản Việt Nam có thể tận dụng, làm cú hích cho xuất khẩu thủy sản giai đoạn cuối năm.
End of content
Không có tin nào tiếp theo