Tìm kiếm: công-chăm-sóc
Ông Thái Văn Đầy, xã Thạnh Nhựt, huyện Gò Công Tây, tỉnh Tiền Giang đã chuyển đất lúa kém hiệu quả sang trồng dừa xiêm chuỗi, cho năng suất cao. Từ ngày vườn dừa xiêm chuỗi cho trái, thu nhập của gia đình ông Đầy sung túc hẳn lên bởi tháng nào cũng có tiền từ bán dừa.
Trồng bưởi da xanh kết hợp với thả nuôi heo rừng lai dưới tán - đó là mô hình phát triển kinh tế hộ của anh Lê Văn Hoàng (42 tuổi, xã Ðinh Trang Thượng, huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng) đem lại lợi nhuận kinh tế cao với tổng thu nhập 1,5 tỷ đồng.
Máy tách vỏ cà phê hiện đại, có thể xát được 8 tấn quả/tiếng với lượng nước sử dụng cực ít, lại có giá bán khá rẻ khiến hàng ngàn hộ dân trồng cà phê ai cũng mê. Điều đặc biệt, chủ nhân sáng chế ra chiếc máy ấy đã gần 60 tuổi và là một người con của vùng đất cà phê tại xã Hua La, TP.Sơn La, tỉnh Sơn La.
Thực hiện Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Đồng Tháp, nông dân huyện Tam Nông đã chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên nền đất sản xuất lúa sang trồng các loại hoa màu và cây công nghiệp ngắn ngày, tiết kiệm nước tưới, cho lợi nhuận cao... Nổi bật là mô hình trồng đậu nành rau và thanh long ruột đỏ.
Đất nhiễm phèn mặn không trồng được lúa nên cây trồng chủ lực của người dân xã An Thạnh Nam, huyện Cù Lao Dung (Sóc Trăng) bấy lâu chỉ là cây mía, cây màu. Những năm gần đây, cây mía rớt giá, năng xuất thấp khiến người dân điêu đứng. Trong khó khăn, nhiều hộ dân ở đây rủ nhau trồng khoai cau (khoai sọ) lại trúng lớn.
DNVN - Đắk Lắk được xem là “thủ phủ” của cây bơ với trên 4.500 ha, sản lượng mỗi vụ khoảng 38.000 tấn, trong đó, bơ Booth chiếm 2.100 ha, sản lượng trên 20.000 tấn.
Đang làm nhân viên kỹ thuật cho một công ty tại TP.Sơn La với mức lương hơn chục triệu/tháng, anh Đoàn Thanh Vỹ sinh năm 1989 tại Hợp tác xã 2, xã Chiềng Ban(huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La) bất ngờ bỏ việc về quê làm vườn, trồng các loại cây an quả trước sự tiếc nuối của nhiều người.
Những ngày này, người dân thôn Bình Hiệp (xã Bình Phục, Thăng Bình, Quảng Nam) và các vùng lân cận huyện Thăng Bình đang tất bật thu hái dưa gang bán cho thương lái. Dù được mùa nhưng giá hiện tại chỉ 2.000 đồng/kg, khiến nhiều nông dân xót xa, bất chấp nguy hiểm bán lẻ trên vỉa hè đường quốc lộ để mong được giá hơn.
Nhiều người sẽ vô cùng bất ngờ nếu lần đầu tiên ghé tham quan trang trại của anh Chung Văn Hiền, ấp Tam Sóc D2, xã Mỹ Thuận (huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng). Vì điểm sơ qua có hơn 10 loài vật, trong đó có loài là con đặc sản, quý hiếm được chăm sóc khá bài bản như le le bay giỏi, dế là loài chết sớm, chim trĩ đỏ, sâu gạo, tắc kè, trăn, chim chích mồi.
Được giao quản lý, chăm sóc vườn cây ăn trái của gia đình, anh Nguyễn Hoài Nam, sinh năm 1990, thôn An Lương, xã Long Giang, thị xã Phước Long (tỉnh tỉnh Bình Phước) đã mạnh dạn áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật. Nhờ đó, gần 1 ha cây ăn trái gồm: bưởi, mận, ổi, quýt đường của gia đình anh Nam phát triển tốt, hiệu quả kinh tế cao.
Sau quá trình lăn lộn từ nam chí bắc với nhiều công việc khác nhau, anh Nguyễn Văn Chính ở xã Định Liên, huyện Yên Định quay về quê hương Thanh Hoá để đầu tư nuôi ốc nhồi. Mô hình nuôi ốc của chàng thanh niên 9X đã mang lại nguồn thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm.
Ngày 26/3, UBND tỉnh Gia Lai cho biết đã có văn bản giao Công an tỉnh Gia Lai chủ trì, phối hợp cùng Công an TP Pleiku khẩn trương điều tra thông tin vườn chanh dây tiền tỉ gần thu hoạch bị tàn phá, đồng thời, báo cáo kết quả về UBND tỉnh Gia Lai trước ngày 30/3.
Không cam chịu cái đói, cái nghèo, chị Sùng Thị Sua, bản Phiêng Ban (xã Mường Giàng, huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La) đã đưa gia đình vươn lên thoát nghèo nhờ mô hình trồng sa nhân dưới tán rừng.
Đồi cam của gia đình chị Nguyễn Thị Chung ở thôn Khe Bút (xã Minh An, Văn Chấn, Yên Bái) được rất nhiều hộ dân học tập và làm theo để làm giàu.
Ngành chức năng Cà Mau luôn khuyến khích người dân nơi có điều kiện phù hợp xuống vụ màu trên đất lúa để có thêm thu nhập.
End of content
Không có tin nào tiếp theo