Tìm kiếm: chống-bán-phá-giá

DNVN - Sau khi cân nhắc tác động kinh tế - xã hội theo quy định của Luật Quản lý ngoại thương, tình hình cung - cầu hiện nay, ý kiến của các cơ quan quản lý nhà nước, Bộ Công Thương quyết định áp thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp đối với một số sản phẩm đường mía có xuất xứ Thái Lan ở mức 47,64%.
DNVN - Trước thông tin cho rằng, Bộ Công Thương đang cân nhắc việc hình thành quỹ bình ổn giá thép trong tương lai, tạo cơ sở để giữ được ổn định thị trường thép, giới chuyên gia cho rằng, điều này là đi ngược với quy luật kinh tế thị trường và không phù hợp với bản chất nguyên nhân làm biến động giá thép gần đây.
Tại họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 5/2021, lãnh đạo các bộ, ngành đã trả lời, làm rõ nhiều nội dung được báo chí và dư luận quan tâm như vấn đề Quỹ vaccine phòng COVID-19, cổ phần hóa doanh nghiệp, tổ chức kỳ thi THPT quốc gia trong điều kiện dịch bệnh phức tạp.
DNVN - Sau khi Hiệp định ATIGA có hiệu lực (từ ngày 17/5/2010), đường Thái Lan được nhập khẩu vào Việt Nam rất thấp, khiến giá thành sản xuất đường của các nhà máy trong nước không thể cạnh tranh được. Tuy nhiên kể từ khi VN áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại tạm thời, ngành mía đường trong nước đã có bước khởi sắc.
DNVN - Theo Reuters, Bộ Thương mại Mỹ (DOC) ngày 24/5 đưa ra kết luận về cuộc điều tra đối với lốp ô tô nhập khẩu từ Việt Nam. Reuters dẫn báo cáo từ DOC nói lốp ô tô từ Việt Nam đang được trợ cấp với tỷ lệ từ 6,23% đến 7,89% thông qua việc chuyển đổi USD sang VND với tỷ giá hối đoái thấp.
DNVN - Theo tin từ Bộ Công Thương, Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) đã chính thức khởi xướng điều tra chống bán phá giá (CBPG) đối với sản phẩm mật ong có xuất xứ từ Việt Nam. Các sản phẩm mật ong có xuất xứ từ Ấn Độ, Brazil, Argentina và Ukraine cũng bị Hoa Kỳ điều tra CBPG.
DNVN - Bộ Công Thương vừa cho biết, Bộ Thương mại và Công nghiệp Ấn Độ đã thông báo khởi xướng điều tra chống bán phá giá đối với một số sản phẩm pin năng lượng mặt trời có xuất xứ hoặc nhập khẩu từ Việt Nam, Trung Quốc và Thái Lan với cáo buộc các sản phẩm này có biên độ phá giá cao, vượt ngưỡng tối thiểu.
DNVN - Phòng vệ thương mại được xem là công cụ hữu hiệu để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp các ngành sản xuất nội địa trong bối cảnh Việt Nam tham gia nhiều FTA như hiện nay. Việc sử dụng và ứng phó các biện pháp phòng vệ thương mại ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả của tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.

End of content

Không có tin nào tiếp theo