Tìm kiếm: công-nghiệp-công-nghệ-số
Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã đưa lĩnh vực công nghệ số trở thành ngành kinh tế có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển của mỗi quốc gia.
Năm 2025 được Bộ Khoa học và Công nghệ coi là năm tăng tốc, bứt phá, phấn đấu đạt kết quả cao nhất các mục tiêu, chỉ tiêu của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm, một trong những nhiệm vụ đột phá là việc triển khai Nghị quyết số 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.
Nghị quyết 57-NQ/TW của Bộ Chính trị đặt mục tiêu đưa Việt Nam trở thành quốc gia dẫn đầu về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo trong nhiều lĩnh vực quan trọng. Đến năm 2030, Việt Nam phấn đấu đạt trình độ tiên tiến, nâng cao năng lực công nghệ doanh nghiệp và vươn tầm quốc tế.
DNVN - Ngày 16/1, với sự chứng kiến của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hoà Bình, UBND TP Đà Nãng tổ chức công bố Quyết định mở rộng và khai trương Khu Công nghệ thông tin (CNTT) tập trung Công viên phần mềm (CVPM) Đà Nẵng số 2.
DNVN - Tại diễn đàn quốc gia về doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam do Bộ TT&TT tổ chức ngày 15/1 tại Hà Nội, nhiều doanh nghiệp công nghệ số như Viettel, VNPT, FPT, CMC... đã tiên phong nhận nhiệm vụ tiến vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
DNVN - Tổng Bí thư Tô Lâm yêu cầu doanh nghiệp công nghệ số cần dấn thân vào các lĩnh vực công nghệ tiên phong, tập trung xây dựng các sản phẩm dịch vụ mang tính đột phá, tạo ra giá trị thực sự, phục vụ lợi ích của người dân và nền kinh tế...
DNVN - Việt Nam hướng tới năm 2035 đạt 100 tỷ USD doanh thu từ xuất khẩu công nghệ số, vượt giá trị xuất khẩu nông nghiệp. Mục tiêu này không chỉ tham vọng mà còn là thách thức lớn, đòi hỏi các doanh nghiệp công nghệ trong nước phải nỗ lực mạnh mẽ để vươn xa.
DNVN - Việc huy động các nguồn lực cho khoa học công nghệ và nghiên cứu, phát triển (R&D) chưa hiệu quả. Trong đó, chi cho khoa học công nghệ chưa đạt mức quy định tối thiểu 2% tổng chi ngân sách Nhà nước và chi cho R&D mới đạt khoảng 0,67% GDP...
DNVN - Chính phủ yêu cầu khẩn trương, quyết liệt hoàn thiện thể chế; tháo gỡ những điểm nghẽn về chính sách, đồng thời sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật để tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho phát triển khoa học, công nghệ và chuyển đổi số.
DNVN - Để thể chế hóa kịp thời chủ trương của Đảng, nắm bắt được thời cơ phát triển công nghiệp bán dẫn, cần nghiên cứu, bổ sung các cơ chế ưu đãi thực sự vượt trội, có tính đột phá, tạo lợi thế cạnh tranh vào Luật Công nghiệp công nghệ số.
Những năm gần đây, nhiều doanh nghiệp số Việt Nam đã chuyển từ lắp ráp, gia công sang xây dựng, phát triển các sản phẩm mang thương hiệu Việt có giá trị cao, để lại dấu ấn sâu sắc trên bản đồ công nghệ thế giới.
DNVN - Tổng Bí thư Tô Lâm yêu cầu có cơ chế hỗ trợ nhà khoa học, tránh tình trạng "nghiên cứu bị xếp ngăn tủ". Kết quả nghiên cứu cần được chuyển giao cho doanh nghiệp để nâng cao năng suất lao động.
DNVN - Tổng Bí thư Tô Lâm đề nghị các nhà khoa học thực hiện trách nhiệm, sứ mệnh của đội ngũ trí thức, nhà khoa học để Việt Nam bắt kịp, tiến cùng, bứt phá vượt lên chính mình phấn đấu đứng đầu khu vực và top đầu thế giới.
DNVN - Theo Nghị quyết về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia do Bộ Chính trị ban hành, các công nghệ chiến lược được ưu tiên phát triển, ngân sách sự nghiệp khoa học sẽ dành ít nhất 15% cho nghiên cứu công nghệ chiến lược.
Giải thưởng Sản phẩm công nghệ số Make in Viet Nam 2024 nhằm tuyên dương các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam tiêu biểu hỗ trợ xúc tiến đầu tư, quảng bá thương mại, thúc đẩy tiêu dùng và hỗ trợ xuất khẩu cho các sản phẩm, dịch vụ, giải pháp và mô hình kinh doanh của doanh nghiệp công nghệ số.
End of content
Không có tin nào tiếp theo