Tìm kiếm: dự-trữ-bắt-buộc

Sáng 9/7, ngành ngân hàng sơ kết hoạt động 6 tháng đầu năm. Bên cạnh một số kết quả tích cực như mua nợ xấu, ổn định tỷ giá, giảm lãi suất thì tăng trưởng tín dụng trì trệ được coi là “món nợ” của nhà điều hành, trước chỉ tiêu 12% - 14% sừng sững như ngọn núi.
Theo đà tăng nhẹ của tuần trước, lợi suất trên thị trường sơ cấp được dự báo sẽ tăng nhẹ, do tín dụng được cải thiện cũng như chỉ số giá tiêu dùng tháng 5 tiếp tục tăng. Tính đến 23/5, tăng trưởng tín dụng đạt 1,31% so với cuối năm 2013 và gần gấp đôi ngày 22/4 (0,62%). Chỉ số giá tiêu dùng tháng 5 tăng 0,2% theo tháng.
Dư nợ tín dụng tam nông hiện chiếm khoảng 1/5 tổng dư nợ toàn hệ thống, đạt tốc độ tăng trưởng trên 15%/năm vài năm qua. Làm gì để trả nợ khi mỗi hộ nông dân vay tới cả trăm triệu đồng nhưng nguồn thu chỉ có ở vài sào ruộng?
Những ngày sau Tết Nguyên đán, lượng tiền gửi vào ngân hàng tăng mạnh trong khi nhu cầu vay vốn giảm khiến nhiều ngân hàng “run rẩy” với lượng tiền thừa. Đây hẳn là chuyện chưa từng xảy ra trước đây khi các NH luôn trong tình trạng thiếu thanh khoản.
Liệu từ nay đến cuối năm, lãi suất có thiết lập một mặt bằng mới? Báo DĐDN đã có cuộc trao đổi với TS Lê Xuân Nghĩa - Phó Chủ tịch Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính tiền tệ quốc gia, thành viên Ban Tư vấn của Thủ tướng Chính phủ xung quanh nội dung này.
Sức cầu yếu ớt, ngân hàng ế vốn, số lượng doanh nghiệp đóng cửa không ngừng tăng lên… những kết quả không mấy sáng sủa của nền kinh tế trong 6 tháng đầu năm được dự báo còn tiếp tục diễn ra trong thời gian tới.
Định hướng chính trong năm 2013 là mở rộng tín dụng hiệu quả, tập trung vốn đầu tư cho các lĩnh vực ưu tiên, cho vay để thúc đẩy tiêu thụ hàng hóa, giảm tồn kho, đầu tư cho các dự án trọng điểm tạo ra sự lan tỏa và phục vụ nhu cầu tiêu dùng thiết yếu của nhân dân, bảo đảm an sinh xã hội.
Cao gấp đôi ở Mỹ và nhiều nước trên thế giới nhưng mức chênh lệch lên tới 6% giữa huy động và cho vay tại VN hiện nay vẫn bị các ngân hàng (NH) chê thấp.
Nhiều chuyên gia kinh tế ngân hàng đều có chung quan điểm là đã đến lúc Ngân hàng Nhà nước xem xét bỏ quy định về trần lãi suất huy động, trả hệ thống ngân hàng trở về cơ chế thị trường.

End of content

Không có tin nào tiếp theo