Tìm kiếm: dự-án-đường-sắt
Thực hiện Công điện số 02/CĐ-TTg ngày 9/1/2024 của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Xây dựng và Bộ Giao thông vận tải (GTVT) đã tổ chức Hội nghị triển khai Công điện, nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thống nhất định mức, đơn giá xây dựng; khai thác, cung ứng vật liệu cho các công trình giao thông trọng điểm quốc gia ngày 29/1 tại Hà Nội.
DNVN - Theo Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Dương Đức Tuấn, dự án đường sắt đô thị (ĐSĐT) Hà Nội chậm tiến độ vì áp dụng nhiều hệ thống quy chuẩn, tiêu chuẩn cả trong và ngoài nước cũng như khó khăn trong công tác quản lý dự án.
Mục tiêu đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 "Hoàn chỉnh mạng lưới đường sắt đô thị tại thành phố Hà Nội (có tính kết nối với vùng Thủ đô) và TP Hồ Chí Minh vào năm 2035 theo kết luận số 49 – KL/TW của Bộ Chính trị". Do vậy, hai thành phố phải hoàn chỉnh mạng lưới đường sắt đô thị trong hơn 10 năm tới, nếu không muốn bị tụt hậu so với khu vực ĐNÁ.
Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp vừa phê duyệt kế hoạch sản xuất, kinh doanh và đầu tư phát triển giai đoạn 2021 - 2025 của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (VNR), trong đó đáng chú ý là chỉ tiêu đề ra giai đoạn 2023 - 2025 thoát lỗ, lãi 322,8 tỷ đồng.
Đường sắt tốc độ cao an toàn, có tính cạnh tranh với hàng không giá rẻ, vận tải ô tô ở cự ly ngắn 500 - 1.500 km. Dự báo đến năm 2050, tổng nhu cầu vận tải hành khách của đường sắt khoảng 120 triệu lượt/năm, với nhiều lợi thế, đầu tư xây dựng và phát triển đường sắt tốc độ cao đang được kỳ vọng đáp ứng nhu cầu vận tải hành khách tăng cao.
Một nhà nghiên cứu người Úc cho rằng, đoạn phim kỳ lạ có một số “dấu chân” lớn xung quanh hiện trường một con lợn rừng bị cắt làm đôi được cho bằng chứng cho thấy sinh vật Bigfoot tồn tại.
DNVN - Báo cáo đánh giá giữa kỳ về kế hoạch phát triển kinh tế 2021-2025 tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khoá XV chiều ngày 23/10, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh: chính sách thúc đẩy cơ cấu lại nền kinh tế còn chậm; phát triển lực lượng doanh nghiệp có dấu hiệu chững lại, năng lực hấp thụ vốn giảm.
DNVN - Chương trình hợp tác phát triển kinh tế - xã hội giữa TP Hồ Chí Minh và vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) với nhiều công trình, dự án được nghiên cứu, triển khai thực hiện nhằm phát huy tiềm năng, lợi thế từng địa phương; tăng cường kết nối, hợp tác giữa các doanh nghiệp (DN), thúc đẩy sự phát triển bền vững.
Chương trình hợp tác phát triển kinh tế - xã hội giữa TP Hồ Chí Minh với các tỉnh, thành vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2025 đang mở ra cơ hội thu hút dự án từ các nhà đầu tư TP Hồ Chí Minh cho các địa phương trong vùng, từ đó tạo đột phá cho nền kinh tế của từng địa phương.
DNVN - Nhằm phát huy lợi thế, tiềm năng, tạo kết nối hợp tác trong cộng đồng doanh nghiệp, TP Hồ Chí Minh và các tỉnh thành vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đã ký thỏa thuận thực hiện nhiều nội dung quan trọng từ nay đến năm 2025, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững.
Năm 2023, có 6 dự án nâng cấp hạ tầng đường sắt dự kiến khởi công xây lắp với tổng vốn hơn 7.400 tỷ đồng.
Thủ tướng nhấn mạnh, đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, hàng đầu cần được ưu tiên thực hiện trong năm 2023.
Đến nay, hệ thống định mức và giá xây dựng đã được hoàn thiện tương đối đồng bộ, phủ kín hầu hết các công tác thuộc lĩnh vực xây dựng, góp phần chống thất thoát, lãng phí.
Bộ Tài chính vừa trình Thủ tướng phương án bổ sung vốn điều lệ 268 tỷ đồng cho Công ty TNHH MTV Đường sắt đô thị số 1 TP Hồ Chí Minh (đơn vị vận hành metro số 1).
Chính phủ vừa có văn bản báo cáo Quốc hội về chính sách phát triển và sử dụng ngân sách Nhà nước đầu tư giao thông vận tải đường sắt.
End of content
Không có tin nào tiếp theo