Tìm kiếm: fdi
DNVN - Đoàn công tác tỉnh Long An do ông Mai Văn Nhiều - Phó Chủ tịch phụ trách HĐND tỉnh Long An làm trưởng đoàn sẽ có chuyến thăm và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 12-16/5 tới, với mong muốn tìm kiếm cơ hội hợp tác trong các lĩnh vực như phát triển hạ tầng khu công nghiệp, logistics, đô thị, sân golf, sản xuất linh kiện ô tô và hóa chất.
Phát biểu tại Tọa đàm “Kỷ nguyên mới - Kỷ nguyên vươn mình phát triển giàu mạnh, thịnh vượng của dân tộc”, nhân kỷ niệm 30 năm thành lập Hiệp hội DNNVV TP Hà Nội (Hanoisme), TS Mạc Quốc Anh, Phó Chủ tịch - Tổng Thư ký Hanoisme mong muốn Chính phủ đóng vai “nhạc trưởng” trong cải cách thủ tục, bảo vệ quyền tài sản, tạo sân chơi bình đẳng cho DN.
Tổng Bí thư Tô Lâm đã ký Nghị quyết số 68-NQ/TW ngày 4/5/2025 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân, đánh dấu bước ngoặt rất lớn trong tiến trình phát triển kinh tế tư nhân.
DNVN - Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng khẳng định, doanh nghiệp Việt Nam ngày càng quan tâm hơn tới môi trường đầu tư của Mỹ và mong muốn tăng cường sự hiện diện tại thị trường này.
Để giảm thiểu tác động từ các mức thuế đối ứng của Hoa Kỳ, nhiều ý kiến cho rằng, Việt Nam cần có những giải pháp chiến lược nhằm hỗ trợ doanh nghiệp; ổn định thị trường và chuỗi cung ứng nội địa; duy trì niềm tin của nhà đầu tư và đối tác quốc tế.
DNVN - Mỹ đề xuất áp thuế lên đến 46% với hàng hóa Việt Nam, khiến thị trường xuất khẩu lớn nhất đối mặt rủi ro chưa từng có. Trong lúc đàm phán chưa ngã ngũ, doanh nghiệp Việt buộc phải hành động và ESG đang trở thành “tấm hộ chiếu” không thể thiếu nếu muốn trụ vững tại Mỹ.
DNVN - Theo Chi cục Thống kê Đà Nẵng, mặc dù chịu một số tác động từ các quy định mới theo Nghị định 168/2024/NĐ-CP nhưng thị trường vận tải hàng hóa tại Đà Nẵng đang phục hồi mạnh mẽ.
DNVN - Gỗ, dệt may và thủy sản là ba ngành hàng chủ lực, với tổng tỷ trọng xuất khẩu sang Mỹ chiếm khoảng 46% giá trị xuất khẩu Mỹ của doanh nghiệp nội địa. Tuy nhiên, các doanh nghiệp này đang đối mặt với rủi ro lớn từ thuế quan của Mỹ, ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng xuất khẩu và duy trì hoạt động doanh nghiệp.
DNVN - Nghị quyết 68 về phát triển kinh tế tư nhân vừa được Tổng Bí thư Tô Lâm ký ban hành có thể coi là một bản “tuyên ngôn cải cách” mới cho kinh tế tư nhân, với những điểm nhấn chưa từng có tiền lệ trong các văn kiện trước đó.
Chính phủ Việt Nam đã hoạch định một lộ trình chuyển đổi kinh tế đầy tham vọng, với Quy hoạch Tổng thể GQ 2021 - 2030 và Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị về đột phá phát triển KH&CN, ĐMST và chuyển đổi số QG đã đặt ra yêu cầu cần thu hút, sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực đầu tư cho phát triển KH&CN, ĐMST, chuyển đổi số quốc gia.
Hơn nửa thế kỷ sau ngày đất nước thống nhất, Việt Nam đang bước vào một kỷ nguyên phát triển mới - kỷ nguyên của khát vọng hùng cường, thịnh vượng. Trong dòng chảy lớn ấy, vùng kinh tế trọng điểm phía Nam - nơi từng là biểu tượng của sự năng động và hội nhập - lại một lần nữa được trao sứ mệnh tiên phong.
Ngành Ngân hàng dù không trực tiếp tham gia xuất khẩu sang Mỹ, nhưng cũng không tránh khỏi ảnh hưởng nếu hoạt động thương mại suy giảm, doanh nghiệp xuất khẩu gặp khó. Lãnh đạo các ngân hàng đã và đang chuẩn bị các kịch bản ứng phó trước biến động của kinh tế toàn cầu.
Với mục tiêu thu hút vốn FDI vào Việt Nam năm 2025 khoảng 35 - 40 tỷ USD, vốn thực hiện khoảng 27 - 28 tỷ USD, Bộ Tài chính đang thực hiện rất nhiều giải pháp...
Theo phóng viên TTXVN tại Mexico, trang Reporte Asia - nền tảng thông tin uy tín về châu Á tại Mỹ Latinh - gần đây đăng bài phân tích sâu về hành trình phát triển của Việt Nam qua 3 giai đoạn lịch sử: Thời kỳ độc lập dân tộc (1945-1986), Thời kỳ Đổi mới và phát triển (1986-2025) và đang bước vào Thời kỳ chấn hưng.
Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu vẫn nhiều bất định, các định chế tài chính quốc tế lớn như Ngân hàng Thế giới (WB) và Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) vẫn đánh giá lạc quan về triển vọng tăng trưởng của Việt Nam trong năm 2025.
End of content
Không có tin nào tiếp theo