Tìm kiếm: kỹ-thuật-nuôi
Sau gần 10 năm nuôi, hiện đàn dê cho nghe nhạc của gia đình anh Nguyễn Văn Đua, ở ấp 2B, xã Tân Hòa, huyện Châu Thành A (tỉnh Hậu Giang) đã tăng lên được 200 con, trong đó có 100 con chuyên lấy sữa. Với số lượng dê lấy sữa trên, mỗi ngày gia đình lấy được từ 40-60 lít sữa tươi, riêng những tháng cao điểm có khi được 80 lít sữa/ngày.
Với ý chí quyết tâm bắt bãi sình lầy đẻ ra tiền, chàng kỹ sư Nguyễn Cao Cầu (24 tuổi) ở thôn Phú Hạ, xã Khánh An, huyện Yên Khánh (Ninh Bình) đã xây dựng thành công mô hình nuôi trai lấy ngọc. Bước đầu mô hình nuôi trai trong đầm lầy lấy ngọc của chàng kỹ sư trẻ này cho thu nhập gần 1 tỷ đồng/ năm.
Ông Hồ Đức Tài, trú tại tổ 4, thị trấn Chợ Mới, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn đang nuôi đàn rắn hổ mang bành lên tới hơn 1.000 con. Ông Tài cho biết, chưa có loài vật nuôi nào mà có tỷ lệ hao hụt thấp như nuôi rắn hổ mang. Cũng nhờ nuôi loài mãng xà cực độc này mà gia đình ông Hồ Đức Tài ngày càng khấm khá hẳn lên nơi thị trấn miền núi còn nghèo này.
Mặc dù công việc kinh doanh hàng công nghệ khá thuận lợi, nhưng hơn một năm nay anh Lê Văn Cảnh ở Thôn 4, xã Tân Thượng (huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng) đã quyết định từ bỏ nghề, bỏ chức giám đốc chuyển sang mô hình nuôi 3 loại dế thương phẩm bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế khá ổn định. Có loại dế cơm anh Cảnh bán với giá từ 1,3-1,7 triệu đồng/kg.
Sau nhiều năm trăn trở, tìm cách làm giàu, thoát khỏi cảnh túng thiếu…giờ đây chị Nguyễn Thị Thắng (ở xóm Ngọc Thành, xã miền núi Giang Sơn Đông, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An) đã thành công với mô hình nuôi ốc bươu đen sinh sản (hay còn gọi là ốc nhồi). Nhờ nuôi ốc bươu đen trong ao bèo mà chị Thắng có thu nhập hàng chục triệu đồng mỗi tháng.
Nuôi ruồi lính đen để lấy nguồn thức ăn nuôi lươn, nuôi gà, nuôi cá-đó là mô hình làm giàu của chàng cử nhân Phạm Trung Hiếu, xã xã Ea Riêng, huyện M'Đrắk, tỉnh Đắk Lắk. Mô hình nuôi ruồi lính đen để lấy sâu canxi phục vụ chăn nuôi không chỉ giảm chi phí, tạo sản phẩm an toàn mà còn góp phần bảo vệ môi trường.
Đang làm việc cho một công ty xây dựng với mức thu nhập hàng chục triệu đồng mỗi tháng, kỹ sư Vũ Văn Lực (30 tuổi) ở thôn Kỳ Sơn, xã Tân Trào, huyện Kiến Thụy (Hải Phòng) đã bỏ ngang về quê đào ao thả nuôi cá Koi-loài cá được xem như là quốc ngư của Nhật Bản.
Đi theo nghề cho ngao đẻ, ươm ngao giống, không ngờ có ngày anh Phạm Văn Kim, 32 tuổi, trú tại xóm 5, xã Kim Trung, huyện Kim Sơn (Ninh Bình) có nguồn thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi tháng. Với ngao giống bé li ti lẫn trong cát, anh Kim cứ bán 1 kg là thu về 1 triệu đồng thế nên dân địa phương bảo anh cân cát lấy tiền.
Chàng trai trẻ Văn Phú Quang (SN 1985) ở thôn Xuyên Đông 2, thị trấn Nam Phước, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam quyết tâm từ bỏ cuộc sống nơi thành thị để về quê khởi nghiệp bằng mô hình xây nhà tầng chăn nuôi gà ta. Mô hình này đã giúp anh Quang kiếm hàng trăm triệu đồng mỗi năm.
Cha con ông Nguyễn Văn Trợ (58 tuổi, thôn Tây, xã Nhơn Châu, TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định) thử nghiệm nuôi mực trong ống nhựa thả ở lồng bè và đã thành công. Đây thực sự là nghề lạ mà hay. Mực nuôi trong ống nhựa bán với giá 300-350.000 đồng/ký. Cha con ông Trợ còn đang thử nghiệm tour du lịch cho khách câu mực giải trí.
Trên vùng đất trũng “chiêm khê, mùa úng” xã Yên Dương (huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định), anh Lê Hồng Dũng, 42 tuổi ở xóm Tây đã thành công với nghề nuôi ba ba gai. Nhờ nuôi loài ba ba “khổng lồ” này, gia đình anh Dũng có thêm thu nhập hơn nửa tỷ đồng mỗi năm.
Tốt nghiệp đại học ngành phiên dịch tiếng Hoa nhưng chàng trai Ngô Chiến Thắng ở ấp 1, xã Sông Ray, huyện Cẩm Mỹ lại nổi tiếng tại địa phương nhờ mát tay trong nghề nuôi lươn không bùn và sản xuất cá giống.
Ông Hồ Văn Nhiều, xã Hòa Lạc, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang đã chuyển từ nuôi cá thác lác cườm sang nuôi cá heo đuôi đỏ-loài cá đuôi đỏ và kêu éc éc rất dễ thương. Ông Nhiều và 2 người anh, em ruột khác nuôi 9 bè cá heo đuôi đỏ, tới thời kỳ xuất bán, có ngày thương lái xuống cân cả 100 ký cá với giá từ 280.000-300.000 đồng/ký.
Tận dụng diện tích đất trống quanh nhà, ông Nguyễn Văn Út (sinh năm 1967, ngụ ấp Tây Bình, xã Thoại Giang, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang) nuôi cá lóc trong bồn. Từ một vài bồn ban đầu, đến nay số lượng nuôi đã lên đến 6 bồn. Ông Út phấn khởi cho biết, sau 3 đợt xuất bán đã thu về lợi nhuận khoảng 150 triệu đồng.
Từ mô hình nuôi loài chim trĩ quý hiếm, đến nay bà Vũ Thị Lành (đội 7, xã Giao Tiến, huyện Giao Thủy, Nam Định) đã gây dựng thành công trang trại nuôi chim trĩ sinh sản và chuyên bán chim trĩ giống với doanh thu hàng chục triệu đồng/tháng.
End of content
Không có tin nào tiếp theo