Tìm kiếm: khắc-phục-hậu-quả-mưa-lũ
Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai cho biết, mưa lũ tính đến ngày 2/9 đã làm 13 người chết (Sơn La 1, Yên Bái 1, Lạng Sơn 1, Hòa Bình 1, Thanh Hóa 9); 3 người mất tích tại Thanh Hóa.
Chiều tối 2/9, chính quyền, đoàn thể các địa phương xảy ra ngập lụt sâu trên diện rộng tại Thanh Hóa đã hỗ trợ các suất cơm và mì tôm cho người dân.
Tỉnh Thanh Hóa đã chỉ đạo các lực lượng tăng cường công tác tuần tra trên toàn tuyến đê, nhất là những điểm xung yếu để phát hiện xử lý các tình huống xấu do mưa lũ gây ra.
Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ vừa khảo sát thiệt hại do mưa lũ tại điểm trưởng bị ảnh hưởng nặng nề nhất ở tỉnh Sơn La là trường Phổ thông dân tộc bán trú (PTDTBT) Nà Ớt.
Ngày 1/9, trước ngày khai giảng năm học mới, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ đã tới thăm trường Phổ thông Dân tộc bán trú THCS Nà Ớt, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La nơi bị thiệt hại nặng nề nhất trong trận lũ lịch sử vừa qua.
Những ngày gần đây, tại các tỉnh miền núi phía Bắc như Sơn La, Lào Cai vẫn xuất hiện mưa lớn, lũ ống, lũ quét và sạt lở đất gây thiệt hại nặng nề về người, tài sản.
Vừa qua, UBND tỉnh Nghệ An có Tờ trình đề nghị Thủ tướng Chính phủ, Ban chỉ đạo Trung ương về PCTT, các Bộ: Nông nghiệp và PTNT, Kế hoạch Đầu tư, Tài chính và các bộ, ngành liên quan... hỗ trợ khẩn cấp cho địa phương.
Theo thông tin từ Văn phòng Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Lai Châu, tính đến 17h15 ngày 3/8, mưa lũ trên địa bàn huyện Phong Thổ đã khiến 6 người chết, 5 người mất tích và 2 người bị thương.
Ngay sau sự cố mất điện do mưa lũ, ngành điện lực đã khảo sát, huy động mọi nguồn lực sẵn có để thay thế các cột điện gãy đổ, sửa chữa đường dây nhằm sớm cấp điện trở lại.
Dù đường đi vất vả, thậm chí phải mở lối đi mới, nhưng các lực lượng chức năng vẫn không quản ngại để đến với bà con vùng lũ, chia sẻ khó khăn.
Theo Đài khí tượng thủy văn tỉnh Điện Biên, từ sau 0h đến 4h ngày 23/7, trên lưu vực sông Nậm Nưa (huyện Điên Biên, tỉnh Điện Biên) đã có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to.
Cây cầu phao qua sông Đáy già cỗi hàng ngày kẽo kẹt, dập dềnh mỗi khi có phương tiện qua lại. Người dân xã 2 Vạn Kim (huyện Mỹ Đức) và Phù Lưu (huyện Ứng Hòa - TP Hà Nội) vẫn hàng ngày qua lại bằng cầu này vì đây là con đường ngắn nhất nếu không muốn phải đi vòng xa 7km.
Chỉ sau hai cơn mưa lớn kể từ ngày hôm qua, hơn 20ha trồng rau sạch của người dân thôn Phúc Lý (P.Minh Khai, Q. Bắc Từ Liêm, Hà Nội)… ngập chìm trong biển nước (sâu từ 0,3-1,5m), "thiệt hại ước tính gần 1 tỷ đồng".
Sáng 22/7, quốc lộ 6 đoạn qua ngã 3 Tòng Đậu, huyện Mai Châu nước lũ vẫn còn ngập sâu. Các phương tiện giao thông từ Hòa Bình đi Sơn La bị chia cắt. Để qua được đoạn đường ngập dài 300m, người dân phải đi bằng thuyền. Cảnh thuyền bè tấp nập trên quốc lộ khiến người dân dở khóc dở cười.
Do ảnh hưởng của cơn bão số 3, nước từ thượng nguồn đổ về và mưa nhiều trên diện rộng, mực nước trên sông Đáy dâng cao đột ngột, khiến nhiều hộ dân ven sông thuộc phường Lê Hồng Phong, thành phố Phủ Lý bị ngập lụt.
End of content
Không có tin nào tiếp theo