Tìm kiếm: kỹ-thuật-nuôi

Từ những kiến thức về nghề nuôi thỏ mà mình tự học được, ông Nguyễn Vũ Ba (48 tuổi, xóm 7, xã Hải Tây, huyện Hải Hậu, Nam Định) đã xây dựng được mô hình nuôi thỏ lên đến 2.000 con, cho hiệu quả kinh tế cao, nhờ đó gia đình ông có nguồn thu nhập ổn định lên đến 20 triệu đồng/tháng.
Đi dọc triền đê từ xã Xuân Lai đến xã Đại Lai, huyện Gia Bình (Bắc Ninh), cứ khoảng 200 - 500m, tôi bắt gặp một màu trắng như mây của những đàn vịt trông thật đẹp mắt. Tò mò đến gần và hỏi thăm, được biết đó là đàn vịt nuôi của anh Nguyễn Sỹ Quý, thôn Trung Thành, xã Đại Lai, huyện Gia Bình.
Là một trong những người sớm nhận ra tiềm năng kinh tế của việc nuôi gà đen, anh Cháng A Vàng ở thôn Khuôn Bổ, xã Hồng Ca, huyện Trấn Yên (Yên Bái) đã mạnh dạn tiên phong nuôi loài gà đen xì này và bước đầu cho kết quả khá khả quan. Loài gà bản địa của người Mông có đặc điểm kỳ lạ là 2 chân có 9 ngon, chân này 4 ngón thì chân còn lại có 5 ngón.
Tình cờ một lần đọc báo, biết thông tin con nhím dễ nuôi, lại cho thu nhập cao, phù hợp thổ nhưỡng địa phương nên bà Nguyễn Thị Hoa ở xã Khánh Thành, huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình bỏ nuôi heo, nuôi vịt chuyển sang nuôi nhím rồi nuôi thêm hươu. Nhờ nuôi con lấy sừng non và con đầy gai nhọn đó mà mỗi năm gia đình bà kiếm được hàng trăm triệu đồng.
Đang có nghề lái xe trên thành phố với một mức lương cao và ổn định, nhưng anh Phạm Xuân Đức (35 tuổi) trú ở xóm 2, xã Khánh Thiện, huyện Yên Khánh (Ninh Bình) vẫn quyết định bỏ về quê để xây dựng mô hình nuôi chim bồ câu và dế thương phẩm, bước đầu mô hình của anh đã cho thu nhập hơn chục triệu/ tháng.
Mỗi kg cua đồng lên đến 150 nghìn đồng, tương đương 4kg lợn hơi. Trong khi đó, chi phí cho việc nuôi cua đồng chỉ là phụ phẩm nông nghiệp. Anh Phạm Quách Tĩnh ở thôn Tu Lễ, xã Kim Đường, huyện Ứng Hòa, TP. Hà Nội đã thành công trong việc nuôi cua đồng để làm giàu. Trước đó, chàng "Quách Tĩnh" nổi tiếng với việc nuôi thành công rắn mòng.

End of content

Không có tin nào tiếp theo