Tìm kiếm: làm-giàu-ở-nông-thôn
Trồng các loại sâm quý-đó là cách làm giàu ở nông thôn huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum. Tu Mơ Rông là 'thủ phủ' của dược liệu. Nơi đây nổi tiếng với nhiều loại dược liệu quý như sâm dây, sâm Ngọc Linh…
Với niềm khao khát làm giàu ở nông thôn trên chính quê hương mình, ông Vũ Ngọc Dương (65 tuổi, trú tại thôn Đồng Châu, xã Đông Minh, huyện Tiền Hải (Thái Bình) là một trong những người đi đầu và xây dựng thành công mô hình làm ao cho ngao đẻ, nuôi ngao sinh sản, ươm ngao giống ở huyện Tiền Hải và đem lại nguồn thu nhập hàng tỷ đồng mỗi năm.
Với mô hình nuôi loài cá bông lau trong ao đất, anh Lâm Thành Lâm, xã An Thạnh 3, huyện Cù Lao Dung, tỉnh Sóc Trăng lãi hơn 400 triệu đồng mỗi năm.
Ông Bùi Ngọc Cử ở tiểu khu 428, xã Hát Lót (huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La) đã nghiên cứu và áp dụng thành công mô hình trồng nấm linh chi từ cây keo. Đây không chỉ là chuyện lạ ở Sơn La mà còn là chuyện lạ trong giới trồng nấm linh chi của cả nước.
Từ những kiến thức về nghề nuôi thỏ mà mình tự học được, ông Nguyễn Vũ Ba (48 tuổi, xóm 7, xã Hải Tây, huyện Hải Hậu, Nam Định) đã xây dựng được mô hình nuôi thỏ lên đến 2.000 con, cho hiệu quả kinh tế cao, nhờ đó gia đình ông có nguồn thu nhập ổn định lên đến 20 triệu đồng/tháng.
Gác lại những năm tháng làm người thầy nơi giảng đường đại học, Thạc sỹ Hoàng Ngọc Việt (34 tuổi) ở thôn Đồng Tâm, xã Ngọc Thanh, thành phố Phúc Yên (Vĩnh Phúc) đã quyết định về quê nuôi gà. Nhờ nuôi gà theo tiêu chuẩn VietGAP mà mỗi tháng gia đình anh Việt lãi hơn 80 triệu đồng.
Những năm qua, nhờ mạnh dạn chuyển đổi cây trồng kém hiệu quả trên đất dốc sang trồng cây ăn quả như xoài, cam, bưởi có giá trị kinh tế cao, nhiều hộ nông dân ở xã Hát Lót (huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La) đã thoát nghèo, vươn lên làm giàu. Và một trong số đó là gia đình ông Trần Ngọc Thắng ở tiểu khu Nà Sản.
Gần đây, cây dừa xiêm ở huyện Gò Công Tây (Tiền Giang) ngày càng phát triển do nhu cầu lấy nước giải khát, nhiều nông dân nhờ trồng dừa xiêm đã có nguồn thu nhập khá cao, không ít hộ nhờ cây dừa xiêm mà làm giàu ở nông thôn.
Ban đầu chỉ từ nuôi vài con thỏ cho vui, nhưng đến nay gia đình bà Nguyễn Thị Phượng, xã Yên Khang, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định lại có trong tay một trang trại nuôi thỏ với hàng ngàn con thỏ. Nhờ cơ nghiệp nuôi thỏ mà mỗi năm gia đình bà Phượng bỏ túi hàng trăm triệu đồng.
Từ năm 2015 đến nay, gia đình ông ông Trịnh Xuân Bắc (57 tuổi) trú tại thôn 1, xã Nga Thạch, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa ăn nên làm ra, trở thành khấm khá nhờ làm chuồng nuôi thỏ sạch. Thỏ thịt ông Bắc nuôi ra đến đâu bán hết đến đó, có thời điểm hút hàng bán đắt, bán chạy như tôm tươi. Đây là một trong những mô hình làm giàu ở nông thôn.
Hơn chục năm nay công việc chính của ông Nguyễn Văn Cương (60 tuổi, trú tại xóm 3, xã Hùng Tiến, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình) là đi cắt cỏ dại để về nuôi đàn hươu sao và cũng nhờ chính công việc này mà gia đình ông có cuộc sống khấm khá hơn trước rất nhiều. Nuôi hươu sao lấy nhung là một trong những mô hình làm giàu ở nông thôn.
Với hơn 700 gốc ổi lê Đài Loan, cho sản lượng thu hoạch mỗi tháng đạt từ 1,5- 2 tấn, cùng giá bán 15.000 đồng/kg, gia đình anh Nguyễn Văn Quyên, 37 tuổi, xã Yên Phong, huyện Yên Mô (Ninh Bình) mỗi tháng có lãi gần 20 triệu đồng.
Ông Thái Văn Đầy, xã Thạnh Nhựt, huyện Gò Công Tây, tỉnh Tiền Giang đã chuyển đất lúa kém hiệu quả sang trồng dừa xiêm chuỗi, cho năng suất cao. Từ ngày vườn dừa xiêm chuỗi cho trái, thu nhập của gia đình ông Đầy sung túc hẳn lên bởi tháng nào cũng có tiền từ bán dừa.
Từ kinh nghiệm chăn nuôi và mong muốn làm giàu, mô hình chăn nuôi trang trại giữa đồng đã giúp vợ chồng anh Hoàng Trọng Tiến và chị Trần Thị Tịnh ( thôn Bình Dương, xã Thạch Hội, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh) thu lời 200 - 250 triệu đồng mỗi năm.
Nhờ áp dụng mô hình nuôi thỏ New Zealand theo phương pháp và kỹ thuật hoàn toàn mới, anh Đỗ Quốc Bình ở Tổ dân phố 2 Tân Sơn, Phường Lương Sơn, TP Sông Công, Thái Nguyên mỗi năm mang về thu nhập cho gia đình gần 200 triệu đồng.
End of content
Không có tin nào tiếp theo