Tìm kiếm: lam-giau
Hơn 7 năm kinh nghiệm nuôi chim bồ câu, giờ đây anh Mai Minh Đình là điển hình thanh niên làm kinh tế giỏi của bản Tùng Nùn, xã Lùng Tám, huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang. Hiện, mỗi tháng anh Đình bán ra bình quân 400 đôi chim bồ câu mỗi tháng, thu về trên dưới 50 triệu đồng.
Anh Vàng Vạn Hiếu, sinh năm 1997, xã Quyết Tiến, huyện Quản Bạ (Hà Giang) trồng 500m2 cây dược liệu ngũ gia bì. Trong khi chờ phần rễ đủ thời gian thu hoạch bán làm thuốc, gia đình anh Hiếu đã hái những ngọn non cây ngũ gia bì bán làm rau ăn lẩu, rau xào và hái đến đâu bán hết đến đó bởi loài rau thuốc này đang được nhiều người rất ưa chuộng.
Mô hình nuôi thỏ kết hợp với nuôi giun quế (trên thỏ dưới giun) của anh Lê Văn Bắc, 37 tuổi ở thôn Trung Hà, xã Tuy Lộc, huyện Hậu Lộc (Thanh Hóa) đang là cách làm lạ mà hay, hướng đi mới cho hiệu quả kinh tế cao. Mô hình này giúp người chăn nuôi thỏ giải quyết tốt được vấn đề ôi nhiễm môi trường và có thêm nguồn thu nhập từ nuôi giun quế.
Đó là chia sẻ của anh Trần Như Kiên, Giám đốc Hợp tác xã nông nghiệp Phương Nam, bản Pha Cúng, xã Lóng Phiêng, huyện Yên Châu (Sơn La). Hơn 10 năm gắn bó với nghề nuôi con “ăn cơm nằm”, anh Trần Như Kiên gặp thất bại thảm hại trong 2 năm đầu. Sau thất bại đó, lứa lợn nào anh Kiên cũng trúng nhờ chịu khó tìm hiểu thông tin trên báo, đài để xử lý.
Dương Hữu Thoại (ấp Đông Huề, xã Tân Khánh Đông, TP.Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp) đã tìm tòi, nghiên cứu và thành công với mô hình nuôi ruồi lính đen. Vòng đời phát triển của ruồi lính đen khoảng 30 – 45 ngày. Hiện ông Thoại bán nhộng ruồi đen với giá 20.000 đồng/ký, còn trứng ruồi đen ông bán với giá lên tới 15 triệu đồng/ký.
Từng là giáo viên, anh Nguyễn Khắc Đông (SN 1979) mạnh dạn thôi nghề giáo chuyển hướng sang làm nông nghiệp,cụ thể là nuôi cá tầm, cá hồi-loài cá có cái đầu nhọn như tên lửa. Hiện anh đang sở hữu trang trại nuôi cá hồi, cá tầm có quy mô hơn 2.000m2 tại xã Nấm Dần, huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang.
Chỉ vì đam mê vẻ đẹp của hoa hồng, chàng trai trẻ 9X Lê Xuân Khương, tổ 21 (phường Tân Phong, thành phố Lai Châu, tỉnh Lai Châu) quyết định bỏ việc ở ngân hàng – công việc mà nhiều người mơ ước, để về trồng hoa hồng. Mỗi năm, 9X Lai Châu nhẹ nhàng “bỏ túi” hơn 200 triệu đồng tiền lãi từ bán các loại hồng ngoại, hồng cổ cho khách.
Dân gian có câu: “Muốn giàu nuôi cá, muốn khá nuôi lợn, muốn nghèo nuôi vịt”. Thế nhưng đối với ông Âu Thanh Nhựt thì lại khác. Chính nhờ nuôi vịt mà từ hai bàn tay trắng ông đã trở thành tỷ phú.
Từ đam mê nuôi bồ câu kiểng, ông Lê Văn Nam (xã Vĩnh Trung, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang) đã tìm tòi, học hỏi mở rộng thành trại nuôi bồ câu thương phẩm, mỗi năm lời hàng trăm triệu đồng. Trung bình mỗi tháng ông Nam lời 50 triệu đồng từ mô hình nuôi chim bồ câu.
Với ý tưởng cung cấp nguồn thịt lợn sạch cho khách hàng, lão nông Đặng Văn San, dân tộc Dao, thôn Tả Ngảo (xã Bản Qua, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai), đã thành công với trang trại nuôi lợn rừng. Từ nuôi loài lợn lông như chổi xể này, mỗi năm ông San đút túi 150 triệu đồng.
Ban đầu chỉ từ nuôi vài con thỏ cho vui, nhưng đến nay gia đình bà Nguyễn Thị Phượng, xã Yên Khang, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định lại có trong tay một trang trại nuôi thỏ với hàng ngàn con thỏ. Nhờ cơ nghiệp nuôi thỏ mà mỗi năm gia đình bà Phượng bỏ túi hàng trăm triệu đồng.
Giữa một vùng đá núi hoang vu, những cây mướp đắng rừng cứ thế sinh sôi, phát triển xanh tốt. Loại trái cây có vị đắng đặc trưng của cây rừng đang là loại cây trồng phát triển kinh tế, tăng thu nhập cho bà con nông dân đồng bào các dân tộc ở huyện Xín Mần (Hà Giang).
Về xã Hợp Đức, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang những ngày này, người dân đang tất bật thu hoạch vú sữa cho kịp thời vụ. Là người đầu tiên đưa cây vú sữa về trồng, ông Nguyễn Văn Cường, thôn Cửa Sông, xã Hợp Đức đã mở rộng diện tích lên hơn 2 ha vú sữa, sản lượng trung bình khoảng 6 tấn/năm.
Trong vườn lan của anh gồm nhiều loại lan có giá trị cao như lan đột biến năm cánh trắng, hoàng nhạn đột biến (Thái Lan), Dylinh (Lâm Đồng), phi điệp, giả hạc lào, hồng xòe, kiều tím… với giá trị có loại lên tới 9 triệu/cm.
Thấy chúng tôi thắc mắc về một thanh niên rất đặc biệt, người đã cho ra đời những mô hình kinh tế độc, lạ, hiếm hoi-trồng chanh móng tay, trồng bưởi da xanh kiểng, Chủ tịch Hội Nông dân xã Vĩnh Bình, huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre, Ngô Ngọc Lãng nói ngay: “Trăm nghe không bằng một thấy, mấy anh cứ theo tôi đến đó thì biết ngay thôi”.
End of content
Không có tin nào tiếp theo