Tìm kiếm: lam-giau
“Nếu đầu tư bài bản và cây không bị nhiễm bệnh thì 1 sào hồng môn có giá trị kinh tế bằng 1 ha cà phê”, anh Đoàn Mạnh Hùng (33 tuổi, ngụ xã Hòa Ninh, huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng) nói về lý do anh chọn cây hồng môn để phát triển kinh tế gia đình. Đây chính là lý do anh Hùng thay dần vườn cà phê bằng hoa hồng môn.
Với 1ha đất trồng khoai lang Bông Súng, mỗi năm lão nông Huỳnh Văn Thơm (Mười Thơm), ngụ khu phố 6, thị trấn Giồng Riềng (Giồng Riềng, Kiên Giang) thu nhập hơn 300 triệu đồng, trừ chi phí làm bờ bao, lên liếp, phân bón, lợi nhuận gần 150 triệu đồng...
Có rất nhiều thanh niên ở huyện Hòa Vang (TP.Đà Nẵng) “đánh liều” vay vốn ngân hàng để khởi nghiệp bằng các mô hình trồng rau sạch, sản xuất nấm các loại…và bước đầu đem lại những thành công ngoài mong đợi.
Mô hình nuôi tôm – cua sinh thái dưới tán rừng với diện tích 9 ha, đạt hiệu quả cao của ông Lê Văn Mạnh, ấp Ông Ngươn, xã Lâm Hải, huyện Năm Căn, tỉnh Cà Mau cho lời bình quân mỗi tháng trên 130 triệu đồng. Chẳng những thực hiện quy trình nuôi sinh thái, khép kín mà hiện nay ông còn tìm đầu ra cho sản phẩm cua nổi tiếng Năm Căn của địa phương...
Mặc dù công việc kinh doanh hàng công nghệ khá thuận lợi, nhưng hơn một năm nay anh Lê Văn Cảnh ở Thôn 4, xã Tân Thượng (huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng) đã quyết định từ bỏ nghề, bỏ chức giám đốc chuyển sang mô hình nuôi 3 loại dế thương phẩm bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế khá ổn định. Có loại dế cơm anh Cảnh bán với giá từ 1,3-1,7 triệu đồng/kg.
Sau nhiều năm trăn trở, tìm cách làm giàu, thoát khỏi cảnh túng thiếu…giờ đây chị Nguyễn Thị Thắng (ở xóm Ngọc Thành, xã miền núi Giang Sơn Đông, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An) đã thành công với mô hình nuôi ốc bươu đen sinh sản (hay còn gọi là ốc nhồi). Nhờ nuôi ốc bươu đen trong ao bèo mà chị Thắng có thu nhập hàng chục triệu đồng mỗi tháng.
Sau 9 năm tham gia tổ hợp tác sản xuất cà phê bền vững theo tiêu chuẩn 4C với Công ty Nestle, các hộ dân ở xã Trà Đa (TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) đã thay đổi tập quán canh tác để nâng cao giá trị kinh tế trên cùng một đơn vị diện tích.
Không học qua bất kỳ trường lớp nào về chế tạo máy nhưng anh Nguyễn Thanh Nhàn (36 tuổi, ngụ phường Rạch Sỏi, TP.Rạch Giá, Kiên Giang) đã "táy máy", mày mò cải tiến thành công nhiều máy móc, giúp nhà nông giảm chi phí, tăng hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp.
Thời gian gần đây, ở xứ Đồng Tháp, cây xoài, cây vú sữa không chỉ được bán trái mà nông dân còn đưa lên chậu làm cây bonsai để bán kiểng. Từ mảnh vườn sau nhà, nhiều cây xoài, cây vú sữa dáng vẻ gân guốc, độc - lạ được nông dân tuyển chọn đưa vào chậu làm bonsai.
Trồng bưởi da xanh kết hợp với thả nuôi heo rừng lai dưới tán - đó là mô hình phát triển kinh tế hộ của anh Lê Văn Hoàng (42 tuổi, xã Ðinh Trang Thượng, huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng) đem lại lợi nhuận kinh tế cao với tổng thu nhập 1,5 tỷ đồng.
Hiện nay, chanh không hạt (hay còn gọi là chanh tứ quý) là loại cây đang được nhiều người dân trên địa bàn xã Suối Đá, huyện Dương Minh Châu trồng thành công và mang lại lợi nhuận cao. Lúc giá chanh đắt, người dân ở đây có thể bán với giá 40.000 đồng/ký, lúc hạ thì vẫn bán được 10.000-15.000 đồng/ký.
Đó là ông Đào Văn Viền ở huyện Ninh Giang (Hải Dương), người được coi là “vua nuôi cá” nước ngọt. Ông Viền có hơn 20ha mặt nước, đầu tư nuôi cá công nghệ cao, đào hơn 100 "sông trong ao", sản lượng lên đến 10.000 tấn cá thịt mỗi năm.
Quyết tâm theo nghề gia đình từ ngày xưa, ông Phạm Quang Tuyến ở xã Tân Khánh Trung, huyện Lấp Vò (tỉnh Đồng Tháp) gầy dựng mô hình nuôi cá thác lác cườm và cá lóc theo hướng công nghiệp. Bên cạnh đó, từ năm 2009 tới nay, ông Phạm Quang Tuyến cũng dành tiền mua thức ăn để nuôi dưỡng đàn cá từ sông Tiền nhằm bảo tồn nguồn lợi thủy sản thiên nhiên.
Máy tách vỏ cà phê hiện đại, có thể xát được 8 tấn quả/tiếng với lượng nước sử dụng cực ít, lại có giá bán khá rẻ khiến hàng ngàn hộ dân trồng cà phê ai cũng mê. Điều đặc biệt, chủ nhân sáng chế ra chiếc máy ấy đã gần 60 tuổi và là một người con của vùng đất cà phê tại xã Hua La, TP.Sơn La, tỉnh Sơn La.
Xã Lô Giang, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình từ lâu nổi tiếng với hồng xiêm. Cây này có mặt ở khắp mọi nhà, là loại cây giúp nhiều gia đình có thu nhập khá. Ông Nguyễn Văn Đang ở thôn Hoàng Nông có thâm niên trồng hồng xiêm trên 30 năm nay là một điển hình góp phần khẳng định giá trị của cây hồng xiêm trên đất Lô Giang.
End of content
Không có tin nào tiếp theo