Tìm kiếm: nhà-ở-xã-hội
Trong tháng 1/2021, một số tập đoàn đa quốc gia đã "rót" hàng trăm triệu USD vào Việt Nam. Kỳ vọng làn sóng đổ bộ này sẽ tiếp tục gia tăng trong thời gian tới. Do vậy, Việt Nam cần nhanh chóng tận dụng cơ hội để nâng cao vị thế trong mạng lưới sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu.
Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) cho rằng, một loạt chính sách sắp được Bộ Xây dựng trình Chính phủ sẽ tạo điều kiện hình thành nguồn cung lớn dự án nhà ở và sản phẩm nhà ở giá thấp, nhà ở xã hội tại các địa phương.
DNVN - UBND TP.HCM yêu cầu, đối với các dự án không triển khai, để đất hoang hóa hoặc triển khai chậm thì kiên quyết báo cáo thành phố để thu hồi. Tập trung kiểm tra, rà soát, công khai danh sách các dự án nhà ở chủ đầu tư đã thế chấp ngân hàng; các dự án chậm tiến độ do vướng pháp lý về đất đai, các dự án chưa nộp tiền sử dụng đất.
Sốt ảo, bong bóng hay mất cân đối nghiêm trọng về vấn đề nguồn cung (thừa nhà ở cao cấp, thiếu phân khúc bình dân)..., là những lo ngại của giới chuyên gia tại thị trường bất động sản TP.HCM.
Câu chuyện thiếu nhà ở xã hội, nhà ở giá rẻ cho người có thu nhập thấp hiện nay không phải là mới. Nếu các địa phương minh bạch quỹ đất 20% dành phát triển nhà ở xã hội tại các dự án trên cả nước, chắc chắn quỹ đất dành cho loại hình nhà ở này sẽ không thiếu.
Thị trường bất động sản (BĐS) trong năm 2020 có những bước thăng trầm vì trải qua 2 đợt dịch Covid-19, nguồn cung ít, lượng tiêu thụ thấp. Trong khi đó giá bị đẩy lên cao khiến thị trường trở nên thiếu sự hấp dẫn. Liệu trong năm 2021 nghịch lý này có còn tiếp diễn.
Chuyên gia dự báo về cuối năm 2021 có thể nguồn cung tăng mạnh, giới đầu tư F0 sẽ rút khỏi thị trường nhiều, các nhà đầu cơ xả hàng mạnh. Lúc này, giá có thể sẽ chững lại.
DNVN - Nhằm ưu tiên tăng các chỉ tiêu quy hoạch cho các dự án cải tạo, xây dựng mới thay thế chung cư cũ trước năm 1975, các dự án cải tạo, chỉnh trang nhà ở kênh rạch, trong giai đoạn 2021-2030, TP.HCM sẽ hạn chế xây mới dự án cao tầng tại các quận 1, 3, 4, 5, 6, 11 và Phú Nhuận.
DNVN - Sở Xây dựng TP.HCM cho biết, dự kiến kế hoạch giai đoạn 2021 – 2025 TP.HCM cần phát triển khoảng 2,13 triệu m2 sàn nhà ở xã hội, tương ứng khoảng 24.000 căn hộ.
Trao đổi với Thời báo Kinh doanh, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Phạm Hồng Hà cho biết, cái khó nhất trong quá trình xây dựng nhà ở thương mại giá thấp của Bộ Xây dựng là không có trong tay công cụ nào liên quan, bởi từ đất đai, nguồn vốn… đều không thuộc thẩm quyền của Bộ.
DNVN - Xu hướng dịch chuyển doanh nghiệp lớn ra khỏi TP.HCM ngày càng rõ nét do sự vươn lên, cạnh tranh thu hút đầu tư của các tỉnh lân cận như Long An, Bình Dương, Đồng Nai… Với độ mở lớn cùng tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, kinh tế thành phố sẽ chịu tác động nhiều mặt.
Sự phát triển đa dạng các loại hình đã giúp thị trường BĐS 5 năm qua thực sự sôi động. Tuy nhiên, tình trạng mất cân đối cung – cầu về nhà ở, đặc biệt là tại các đô thị lớn trong cả nước vẫn còn tồn tại, có biểu hiện dư cung ở một số phân khúc BĐS cao cấp, trong khi rất thiếu phân khúc nhà ở thương mại giá thấp và nhà ở xã hội.
DNVN - Tại TP.HCM, phân khúc nhà ở giá vừa túi tiền (dưới 25 triệu đồng/m2) đã "biến mất", còn tại Hà Nội, tỷ trọng của phân khúc này cũng đang khan hiếm (hiện chỉ còn khoảng 10%). Vì vậy, đại bộ phận người dân có thu nhập thấp đang mất dần khả năng sở hữu nhà ở.
Bộ Xây dựng đang nghiên cứu một số nhóm giải pháp nhằm khuyến khích hoạt động phát triển nhà ở thương mại giá rẻ, kỳ vọng sẽ đáp ứng được nhu cầu nhà ở tại đô thị cho người thu nhập thấp.
Giá đất nền, căn hộ tại thị trường TPHCM đã tăng nhanh trong thời gian qua, bất chấp cả dịch bệnh. Cơ hội sở hữu nhà của người dân lại càng trở nên khó khăn bao giờ hết.
End of content
Không có tin nào tiếp theo