Thị trường bất động sản đang tồn tại tình trạng lệch pha cung cầu cần khắc phục
Dự kiến năm 2021 xuất siêu 2,1 tỷ USD / Doanh nghiệp có thể bị thu hồi giấy phép nếu không xuất khẩu gạo
Bộ Xây dựng tổ chức Hội nghị tổng kết thực hiện nhiệm vụ năm 2021 và triển khai kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm 2022 vào sáng 18/12, tại Hà Nội. Phó Thủ tướng Lê Văn Thành đến dự và chỉ đạo Hội nghị.
Sau những tháng đầu năm gặp nhiều khó khăn do dịch bệnh, kinh tế Việt Nam đã có bước chuyển biến tích cực từ quý 4 năm 2021, trong đó giá trị gia tăng ngành xây dựng quý 4 năm 2021 tăng 33% so với quý 3, hoạt động xây dựng chuyên dụng ước tăng 51%, xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng ước tăng 39%, xây dựng nhà ở các loại ước tăng 25%. Mặc dù có sự tăng trưởng khá trong quý 4 năm 2021 nhưng các tháng đầu năm bị ảnh hưởng do dịch bệnh nên nhìn chung giá trị tăng thêm ngành Xây dựng năm 2021 ước thực hiện vẫn tương đương so với năm 2020.
Tỷ lệ đô thị hóa toàn quốc năm 2021 ước đạt 40,5%. Tỷ lệ dân cư khu vực thành thị được cung cấp nước sạch qua hệ thống cấp nước tập trung ước đạt 92% (tăng 2% so với cùng kỳ năm 2020). Tỷ lệ tổng lượng nước thải được thu gom và xử lý 15% (tăng 1% so với cùng kỳ năm 2020).
Thứ trưởng Bộ Xây dựng Lê Quang Hùng cho biết: “Ngành xây dựng đạt một số chỉ tiêu như giá trị tăng thêm của ngành xây dựng dự kiến tăng 0,2-0,5% so với cùng kỳ năm 2020. Chỉ số giá xây dựng tăng 4,34% so với cùng kỳ năm 2020. Chỉ số giá giao dịch một số loại bất động sản so với cùng năm trước tăng khoảng 3,1%. Diện tích nhà ở bình quân cả nước ước đạt 25m2/người”.
Tuy nhiên, thị trường bất động sản hiện vẫn còn những tồn tại, lệch pha cung cầu, thiếu nhà ở xã hội thương mại giá rẻ, cần có những cơ chế và giải pháp chú trọng phát triển sản phẩm bất động sản đáp ứng nhu cầu xã hội, nâng cao chất lượng đảm bảo môi trường sống hạ tầng đồng bộ; đổi mới căn bản tư duy chính sách phát triển nhà ở xã hội.
Phát triển nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân phải là trọng tâm trong năm 2022. Thu hút nguồn lực để của xã hội để đầu tư cho nhà ở xã hội, nhà ở thương mại giá rẻ cũng cần được chú trọng với những chính sách phù hợp.
Đánh giá về mục tiêu phát triển nhà ở xã hội mà Bộ Xây dựng đề ra trong năm 2022, ông Nguyễn Thế Điệp - Phó Chủ tịch thường trực CLB Bất động sản Hà Nội - cho rằng: “Để phát triển nhà ở xã hội, nhà ở thương mại cần có chính sách khác như quỹ đất, bố trí nguồn vốn ưu đãi ổn định lâu dài hay cải cách thủ tục hành chính… Đây là phân khúc lợi nhuận thấp nếu không có chính sách ưu đãi khó thu hút được các nhà đầu tư”.
Trong bối cảnh các thủ tục pháp lý cho một dự án bất động sản còn khá phức tạp, nhiều thời gian khi giá đất đầu vào tăng cao, các doanh nghiệp khi đã được giao dự án sẽ có khuynh hướng phát triển các phân khúc trung cao cấp, đem lại biên lợi nhuận hấp dẫn hơn là các dự án nhà ở thương mại có mức giá bình dân.
Bên cạnh việc bình ổn thị trường bất động sản, cân bằng cung cầu, phát triển triển nhà ở xã hội, năm 2022, ngành xây dựng đặt mục tiêu đạt tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất xây dựng ước 4,96-5,56%; Diện tích nhà ở bình quân cả nước phấn đấu đạt 25,5m2/người; Tỷ lệ đô thị hóa toàn quốc đạt 41,5-42%./.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giá vàng thế giới ngày 21/11: Tăng liên tục ba phiên, chạm đỉnh một tuần
Giá ngoại tệ ngày 21/11/2024: USD tăng mạnh, chấm dứt chuỗi 3 phiên giảm liên tiếp
Dự án Aeon Mall Cần Thơ được chấp thuận
Đề xuất ưu tiên doanh nghiệp tư nhân tham gia dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
Giá heo hơi ngày 21/11/2024: Biến động trái chiều tại miền Trung và miền Nam
Chủ trung tâm hội nghị Gem Center, White Palace bị xử phạt