Tìm kiếm: nhà-lưới
Những năm qua, Hội Nông dân (ND) huyện Tam Dương (Vĩnh Phúc) đã tổ chức các hoạt động dịch vụ, tư vấn, hỗ trợ nông dân trong sản xuất, kinh doanh, trong đó có nguồn vốn từ Quỹ Hỗ trợ nông dân. Chính vì vậy, trên địa bàn Tam Dương, nhiều hội viên nông dân được hỗ trợ thoát nghèo, số hội viên sản xuất, kinh doanh giỏi ngày càng tăng.
Huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La đang tiếp tục phát triển mạnh lĩnh vực sản xuất nông nghiệp qua các mô hình trang trại mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Nhờ dám nghĩ, dám làm, đầu tư mô hình nuôi loài chim bồ câu Pháp-loài chim "tình yêu", anh chàng vốn là thợ sửa ô tô Vũ Thanh Thủy,làng Vũ Kỳ, xã Vĩnh Hòa, huyện Vĩnh Lộc (Thanh Hóa) có nguồn thu hàng trăm triệu đồng/năm.
Anh Bùi Văn Phương ở thôn An Cầu, xã Tống Trân, huyện Phù Cừ chỉ với 0,3ha nhà kính (nhà màng, nhà lưới) nhưng năm nào cũng thu được ngót 1 tỷ đồng từ trồng các loại dưa vàng, dưa lưới.
Mô hình nuôi tôm thẻ siêu thâm canh trong bể tròn khung sắt được anh Trần Văn Triệu ở ấp Cây Còng, xã Đôn Xuân, huyện Duyên Hải (Trà Vinh) thực hiện đạt được hiệu quả cao. Anh Triệu bỏ ra 1,5 tỷ đồng đầu tư 6 bể và các ao lắng. Qua 2 đợt thu hoạch tôm bán, mỗi đợt anh Triệu có lời lên tới 500 triệu đồng.
Đam mê trồng hoa, anh Phan Quang Vinh (SN 1981, thôn Vân Dương, xã Hòa Liên, huyện Hòa Vang, Đà Nẵng) "đút túi" 300 triệu đồng mỗi năm. Điều thú vị, các loài hoa, cây kiểng nhỏ của anh Vinh đều được trồng trên khu mặt bằng là đất đi thuê.
“Nếu đầu tư bài bản và cây không bị nhiễm bệnh thì 1 sào hồng môn có giá trị kinh tế bằng 1 ha cà phê”, anh Đoàn Mạnh Hùng (33 tuổi, ngụ xã Hòa Ninh, huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng) nói về lý do anh chọn cây hồng môn để phát triển kinh tế gia đình. Đây chính là lý do anh Hùng thay dần vườn cà phê bằng hoa hồng môn.
Xác định phải xây dựng thương hiệu và tìm mọi cách để mở rộng thị trường ra nhiều nơi nên chàng trai trẻ Tống Duy Dân (xã Phú Hội, huyện Ðức Trọng, tỉnh Lâm Đồng) đã sử dụng lợi thế về internet để thông qua mạng xã hội facebook, website… kinh doanh một mặt hàng mà ít ai nghĩ đến, đó là lan rừng.
Tại HTX An Tâm Farm (thôn Trường Lam, xã Xuân Hải, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh), rau xanh được trồng trong nhà màng. Xuất phát từ nhu cầu rau an toàn, rau sạch của thị trường, mô hình trồng rau của anh Võ Thành Tâm đã áp dụng thành công phương pháp trồng rau thủy canh hồi lưu, trồng rau tưới nhỏ giọt công nghệ Israel mang lại hiệu quả kinh tế.
Xuất phát từ đam mê, chị Trương Thị Thu nay đã có vườn lan mokara và ngọc điểm trị giá tiền tỷ tại thôn Sông Cầu, xã Nghĩa Thành, huyện Châu Đức (Bà Rịa-Vũng Tàu). Vườn lan này cũng cho gia đình chị Thu mức thu nhập 20 triệu đồng/tháng. Điểm chú ý, vườn lan bạc tỷ được chị Thu gây dựng từ khu đất rẫy.
DNVN - Việc doanh nghiệp nông nghiệp tiếp cận nguồn vốn vay hiệu quả vấp phải nhiều rào cản và những rào cản này xuất phát từ cả hai phía, trong đó câu chuyện lòng tin hay tài sản thế chấp vẫn là bài toán đau đầu với các doanh nghiệp này...
“Thế hệ chúng tôi đã chứng kiến biết bao người con ưu tú của dân tộc nằm xuống để cho mình hưởng một cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Thế mà, khi đất nước phát triển, sức khỏe và tính mạng con người lại bị đe dọa bởi thực phẩm bẩn. Vì vậy, tôi quyết định đầu tư trồng rau sạch ở Việt Nam” - ông Peter Hồng trải lòng.
Những thảm hoa cúc vàng, cúc trắng chuẩn bị bung nở, ngập lối đi, nằm ngay giữa lòng phố núi (thành phố Sơn La), càng làm cho không khí đón xuân trở nên nhộn nhịp, sôi động.
Không chỉ đảm bảo được vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm (ATTP) bằng việc áp dụng công nghệ sản xuất của nước ngoài, mô hình trồng rau thủy canh khép kính trong nhà lưới của chị Y còn đem lại một nguồn thu mà nhiều người làm nông nghiệp phải mơ ước.
Gần một tháng nữa là đến Tết Nguyên đán, không khí mùa xuân đã ngập tràn trên làng hoa Tây Tựu (Hà Nội).
End of content
Không có tin nào tiếp theo