Ninh Bình: Kỹ sư 8X bỏ về quê trồng rau an toàn chỉ lo "cháy hàng"
Sơn La: Nắng chang chang, trồng cải bẹ xanh ngút ngàn, bán lúc nào cũng đắt / Tuyên Quang: Hai chàng hotboy rủ nhau về quê "nghịch đất" trồng rau "5 không"
Hơn 4 năm trước, anh Lê Văn Tiên là kỹ sư xây dựng cho công ty Sông Đà, mức lương hơn chục triệu đồng mỗi thángcủa anh khi cũng khiến nhiều người phải mơ ước. Ai cũng nghĩ, anh Tiên sẽ yên vị công tác cho đến ngày cầm sổ lương về quê. Nào ngờ đâu, anh lại đột ngột quyết định bỏ việc về quê. Tưởng anh về quê là có việc nhẹ, lương cao hơn, ai ngờ anh lại đi trồng rau, cả ngày chân tay lấm lem đất cát, vui vầy với rau cỏ...
“Tôi vốn sinh ra trong một gia đình thuần nông, bố mẹ lại chuyên làm rau màu nhưng vẫn là trồng theo kiểu truyền thống. Với cách làm này, mặc dù lao động rất vất vả nhưng năng suất lại thấp. Mặt khác, trồng theo kiểu truyền thống nếu làm lớn, sản xuất hàng hóa thì sâu bệnh ngày càng nhiều. Muốn chống, diệt sâu thì bắt buộc phải phun thuốc trừ sâu. Mà phun thuốc trừ sâu như thế, đầu tiên sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của người trồng,sau đó sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến người tiêu dùng. Chính vì thế, khi tôi về quê trồng rau đã ấp ủ xây dựng mô hình trồng rau công nghệ cao, làm ra sản phẩm an toàn...", anh Tiên chia sẻ.
Những ngày đầu, chàng kỹ sư xây dựng nói bỏ lương chục triệu về trồng rau, nuôi gà, nói ra không ai tin. Nhiều người đoán già, đoán non rằng anh bị "chập mạch, ẩm IC" này kia...Thấy Tiên nói về làm nông dân như nghề của bố mẹ, ông bàvà thấy anh hăm hở làm đất, trồng rau, anh em, bạn bè, làng xóm ai cũng khuyên can. Nhiều người lắc đầu tiếc hùi hụithay cho Tiên, rằng bao nhiêu công sức học hành, thi cửđể có một côngviệc ổn định lương cao giờ lạibỏ, về làm nông dân khácnào tự làm khổcho mình.
Mặc dù bị nhiều người phản đối, bán tán xì xầm,nhưng chàng kĩ sư trẻ vẫn kiên quyết đi theo con đường mình đã chọn, về quê bắt tay vào gây dựng mô hình trồng rau công nghệ cao. Chàng kỹ sư vốn quen với máy móc giờ bắt đầu lập nghiệp lại với nghề nông nên nhiều người vẫn hoài nghi về sự thành công của Tiên. Nhưng không lâu sau, những mảnhruộng chiêmtrũng ngày nào giờ đã thành hệ thống nhà lưới, giàn leo, luống rau… có hệ thống phun tướinước tự động rất quy mô.
Những ngày đầu, từ những kiến thức mà mình nắm được, anh Tiên trồng đủ các loại rau, củ, quả theo tiêu chuẩn công nghệ cao, nhằmthử cung cấp ra thị trường và đón nhận ý các ý kiến phản hồi từ khách hàng. Nhưng kết quả ngoài sức mong đợi, các sản phẩm rau sạch an toàn của gia đình anh Tiên đã được nhiều nơi chấp nhận, nhiều đối tác sẵn sàng mua với giá cao hơnrau trồng bình thườngđể đổi lại được sử dụngnhững bó rau, những quả, củ có chất lượng tốt và đảm bảo sức khỏe.
Mô hình trồng rau sạch an toàn rộng hàng ngàn mét vuôngcủa gia đìnhanh Tiên tại thôn Văn Hà 2, xã Gia Phương.
Từ đó, rau sạch trồng theo công nghệ cao của gia đìnhanh Tiên có chỗ đứng trong thị trường, vượt xa so với các loại rau người dân trồng tự phát, rau không đảm bảo chất lượng, mất vệ sinh an toàn thực phẩm cũng như các loại rau nhập trôi nổi từ nơi khác về.
Hiện tại, mỗi tháng gia đình anh đều đặn cung cấp ra thị trường hơn 4,5 tấn rau, củ, quả các loại. Giá bán các loại rau, củ, quảtrung bình khoảng 15.000đồng/1kg, sau khi trừ hết chi phí mỗi tháng gia đình anh lãi khoảng 25-30 triệu đồng.
Sau hơn 2 năm lặn lội với nghiệp trồng và cung cấp rau sạch an toàn cho thị trường, đến nay các sản phẩm của gia đình anh Tiên không chỉ bán trong tỉnh mà còn được thương lái, đối tácnhiều nơi đặt mua. Với gần 7.000 m2 nhà lưới, anh Tiên đang trồng dưa chuột, các loại đỗ, rau ăn lá, củ, quả thực phẩm các loại…Tất cả rau, quả đều đạt theo tiêu chuẩn an toàn và cam kết an toàn, truy xuất nguồn gốckhi đưa đến tận tay người tiêu dùng.
Nói về bí quyết trồng rau sạch của mình, anh Tiên kiên quyết nói không với việc dùng phân bón hóa học, thuốc trừ sâu hóa học, vườn rau nhà anh hầu như đều sử dụng phân hữu cơ, thuốc trừ sâu sinh học. “Đầu năm 2017, cơ sở sản xuất rau của gia đình tôi được cấp chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm do Chi cục trồng trọt và bảo vệ thực vật, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôntỉnh Ninh Bình cấp nên thị trường rất tin tưởng sử dụng các sản phẩm rau quả của gia đình” anh Tiên cho hay.
Anh Lê Văn Tiên đang kiểm tra lại hệ thống tưới nhỏ giọt trong nhà lưới tại khu trồng ra an toàn của gia đình.
“Trồng rau công nghệ cao này không giống như trồng rau thông thường, vì phải đầu tư bài bản nên chi phí đầu tư ban đầu rất lớn, nhưng đổi lại khi đã thành công, gây dựng được mối tiêu thụ thì đầu ra ổn định. Thêm vào đó, năng suất rau trồng áp dụng công nghệ cao chắc chắn caohơn trồng rau thông thườngvà hạn chế được nhiều rủi ro từ thời tiết, diễn biến sâu bệnh...” anh Tiên khẳng định.
Từ những quyết định mà mọi người cho là “khùng”, sau một thời gian kiên trì và phấn đấu, đến nay anh Tiên đã chứng minh cho mọi người thấy con đường mình chọn quay lại làm nông dân là đúng. Nhưng có lẽ điều làm cho anh vui nhất đó là được phục vụ người dân với sản phẩm rau sạch, an toàn, đảm bảo tiêu chuẩn, tốt cho sức khỏe, trong đó có gia đình của chính anh./.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Tử vi ngày 17/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Ngọ sự nghiệp thăng tiến, tài lộc vượng phát, tiền bạc rủng rỉnh
Đặt một nắm muối ăn trong phòng tắm có thể giúp bạn tiết kiệm rất nhiều tiền, xem xong bài viết này hãy thử ngay
Người xưa có câu: 'Đàn ông sợ quả hồng, đàn bà sợ quả lê, lợn nái sợ nhất vỏ dưa hấu', nghĩa là gì?
Tủ lạnh và tủ đông có gì khác nhau?
Em chồng bị mẹ ruột đuổi ra khỏi nhà: "Bà hoàng" hết thời và bài học đắt giá
Tử vi tuần mới (18/11 - 24/11): 3 con giáp may mắn bội phần, Thần Tài gõ cửa, tiền bạc rủng rỉnh