Tìm kiếm: nhu-cầu-tiêu-dùng

Dịch COVID-19 và nền kinh tế còn nhiều khó khăn trong năm 2022 và những năm tiếp theo. Điều đó đòi hỏi ngành ngân hàng phải giải cho được bài toán vừa bảo đảm các mục tiêu vĩ mô, đồng thời hỗ trợ tốt cho người dân, DN nhưng vẫn phải kiểm soát được nợ xấu, vượt qua áp lực suy giảm năng lực tài chính, để thích ứng với bối cảnh mới.
Tháng 1/2022 là tháng giáp Tết Nguyên đán Nhâm Dần nên nhu cầu mua sắm của người dân tăng cao, giá hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng thiết yếu tăng theo quy luật tiêu dùng vào dịp Tết; giá xăng dầu trong nước tăng theo giá nhiên liệu thế giới là những yếu tố làm cho chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 1/2022 tăng 0,19% so với tháng trước.
DNVN - Ngày 21/11, theo Cục Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Tiền Giang, đơn vị vừa tham gia kiểm tra việc dự trữ, cung ứng hàng hóa phục vụ Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022. Đoàn công tác do Sở Công thương chủ trì kiểm tra đối với 9 cửa hàng, siêu thị trên địa bàn TP Mỹ Tho, thị xã Cai Lậy, thị xã Gò Công và huyện Châu Thành.
Năm 2022, Bộ Công Thương đặt mục tiêu tổng kim ngạch xuất khẩu tăng trưởng từ 6-8% dựa trên nhu cầu với hàng hóa xuất khẩu trên thị trường thế giới sẽ tiếp tục tăng. Tuy nhiên, đại dịch COVID-19 có thể khiến mọi con số dự báothay đổi, vì vậy sự nỗ lực của các doanh nghiệp, cơ quan chức năng trong việc phát triển thị trường là rất quan trọng.
DNVN - Kết quả khảo sát trên 15.000 nhà bán lẻ là khách hàng của Sapo cho thấy, làn sóng COVID-19 lần thứ 4 đã ảnh hưởng nặng nề đến hoạt động kinh doanh năm 2021, đặc biệt trong ngành dịch vụ ăn uống - lưu trú - nghỉ dưỡng. Chuyển đổi số, bán hàng đa kênh trở thành phương án được nhiều nhà bán hàng sử dụng nhất.

End of content

Không có tin nào tiếp theo