Tìm kiếm: nuôi-cá-lồng
Tận dụng mặt nước trong hồ chứa nước Hội Sơn, thời gian qua, xã Cát Sơn, huyện Phù Cát (Bình Định) đã khuyến khích người dân đầu tư nuôi cá lồng bè tại hồ chứa nước.
Từ khi thủy điện Sơn La tích nước, nhiều hộ dân sinh sống ven lòng hồ sông Đà thuộc bản Bó Ban (xã Mường Trai, huyện Mường La, tỉnh Sơn La) đã có nguồn thu nhập tăng cao nhờ mô hình nuôi cá lồng, cuộc sống của bà con đã khấm khá.
Ông Lò Văn Ban, bản Bó Ban (xã Mường Trai, huyện Mường La, tỉnh Sơn La) tận dụng diện tích mặt nước lòng hồ sông Đà nuôi 8 cá lồng để phát triển kinh tế gia đình. Không dùng thức ăn công nghiệp, chỉ cho cá ăn cỏ và lá chuối, mỗi năm ông thu lãi 200 triệu đồng.
Thời gian qua, nhờ tiếp cận được nguồn vốn từ Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn – Chi nhánh huyện Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi (Agribank Lý Sơn), hàng trăm nông dân đã bám biển để phát triển chăn nuôi cá lồng bè, trồng tỏi.
Thực hiện phong trào thi đua “Dân vận khéo”, các cấp, ngành, trong đó có Hội Nông dân huyện Kiên Lương (Kiên Giang) đã có nhiều hoạt động thiết thực nhằm nâng cao đời sống hội viên, nông dân.
Từ ngày gắn bó với nghề nuôi cá lồng, đến nay kinh tế gia đình của anh Là Văn Đoán, ở bản Ban (xã Chiềng Bằng, huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La) khấm khá hẳn lên. Chỉ với 10 lồng cá nhưng mỗi năm đem thu nhập về cho gia đình anh cả trăm triệu đồng. Nhiều người cứ băn khoăn hỏi, những người nuôi cá như anh Đoán thả túi vôi và tỏi vào lồng cá để làm gì.
Một lồng cá nuôi dưới sông Đà có thể cho thu nhập bằng 2.000 – 3.000 m2 đất trồng ngô, trồng sắn. Vì thế ông Quàng Văn Sọi, dân tộc Kháng, bản Pá Mồng (xã Nậm Giôn, huyện Mường La, tỉnh Sơn La) đã từ núi chuyển xuống sông Đà nuôi cá lồng, từ đó thu nhập cao hơn nhiều lần so với lúa, ngô.
Nhờ cách làm lạ mà hay là phòng trị bệnh cho đàn cá đặc sản bằng tỏi và muối, Hợp tác xã (HTX) Huổi Pản (xã Mường Khiêng, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La) không những tiết kiệm được chi phí thuốc thang mà mỗi năm còn đem lại nguồn thu không nhỏ cho các thành viên.
Với lợi thế là xã nằm dọc bên bờ sông Lô, điều kiện lý tưởng cho phát triển nghề nuôi cá đặc sản trong lồng và chăn nuôi thủy sản trên sông, trong những năm gần đây, nhiều hộ dân xã Bình Bộ, huyện Phù Ninh (tỉnh Phú Thọ) đã mạnh dạn đầu tư phát triển chăn nuôi cá lồng, đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Từ một thạc sỹ làm giảng viên tại trường đại học Hồng Đức Thanh Hóa nhưng anh Trương Tiến Hải (ở phường Quảng Thanh, TP Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa) đã từ bỏ công việc mà bao người mơ ước để về quê nuôi ước mơ thuần phục, bảo tồn và phát triển những vật nuôi đặc sản từng "tiến vua" ở Thanh Hóa.
Tuyên Quang có điều kiện tự nhiên lý tưởng để các loài cá anh vũ, dầm xanh, lăng, chiên và cá bỗng được dân gian xưng tụng “ngũ quý hà thủy” sinh sống. Loài cá xưa dùng để tiến vua nay được các địa phương phát triển diện rộng.
Tận dụng mặt nước hồ thủy điện mênh mông, nhiều hộ dân ở huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang đã nuôi nhốt nhiều loài cá đặc sản như cá chiên, cá bỗng, cá lăng trong lồng bè. Đây là những loài cá đặc sản một thời có nhiều trên sông Lô, nhiều con to hàng chục kg và người dân gọi là "thủy quái".
Dịp Tết Nguyên đán, các loại cá, đặc biệt là các loại cá đặc sản thường được người dân ưa chuộng. Nắm bắt được nhu cầu thị trường, nhiều hộ dân sinh sống quanh các đầm phá huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế đã thả nuôi các loài cá đặc sản như cá mú, cá vẩu và xuất bán cá với giá 300.000 đồng/ký.
Dịp Tết nguyên đán Kỷ Hợi này, các hộ nuôi cá lồng bè trên sông Đò Điệm, thuộc địa phận thôn Song Hải, xã Thạch Sơn (Thạch Hà, Hà Tĩnh) đã xuất bán 100 tấn cá chẽm và cá hồng Mỹ, thu hơn 2 tỷ đồng. Với họ, Tết đang kéo dài hơn bao giờ hết.
Mới bước sang tuổi 34, nhưng từ nhiều năm nay anh Dương Việt Anh đã nổi tiếng là người đầu tiên triển khai thành công mô hình nuôi cá chuối hoa trong lồng ở xã Kim Xá, huyện Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc. Tính riêng trong vụ cá này, anh ước tính thu lãi khoảng 1,2 tỷ đồng.
End of content
Không có tin nào tiếp theo