Tìm kiếm: nuôi-trồng

Thay vì mang gà bán cho thương lái, anh Nguyễn Văn Thành (ngụ xã Lại Sơn, huyện Kiên Hải, tỉnh Kiên Giang) lại dọn dẹp miếng rẫy chỉ vài công đất nuôi gà rừng, trồng chuối, trồng xoài...Rồi anh tự mở quán chuyên phục vụ các món ăn chế biến từ gà rừng để phục vụ du khách chinh phục đỉnh Ma Thiên Lãnh, du khách đến du lịch Hòn Sơn.
Tuyên Quang có điều kiện tự nhiên lý tưởng để các loài cá anh vũ, dầm xanh, lăng, chiên và cá bỗng được dân gian xưng tụng “ngũ quý hà thủy” sinh sống. Loài cá xưa dùng để tiến vua nay được các địa phương phát triển diện rộng.
Không muốn xa gia đình, vợ con, anh Nguyễn Văn Vương ở thôn 2 An Lạc, xã Tiền Phong, huyện Vĩnh Bảo (Tp. Hải Phòng) đã về quê cùng vợ làm giàu từ trồng rau an toàn, nuôi dế, nuôi chim bồ câu Pháp, nuôi tắc kè...bước đầu cho thu nhập từ 400 -450 triệu đồng/ năm. Nhiều người gọi trang trại của anh Vương là trang trại nuôi thập cẩm con đặc sản.
Sau hơn 4 thập niên hòa bình, mảnh đất từng chi chít đạn bom nơi “tuyến lửa” Vĩnh Linh đã được thay bằng những cánh đồng lúa trĩu hạt, đồng tôm, những đồi cao su trải rộng; rồi đến Khu công nghiệp, Nhà máy điện gió, điện mặt trời... những đổi thay ấy đã tạo nên "màu sắc” cho sự đổi mới trên mảnh đất Quảng Trị...
Quyết tâm theo nghề gia đình từ ngày xưa, ông Phạm Quang Tuyến ở xã Tân Khánh Trung, huyện Lấp Vò (tỉnh Đồng Tháp) gầy dựng mô hình nuôi cá thác lác cườm và cá lóc theo hướng công nghiệp. Bên cạnh đó, từ năm 2009 tới nay, ông Phạm Quang Tuyến cũng dành tiền mua thức ăn để nuôi dưỡng đàn cá từ sông Tiền nhằm bảo tồn nguồn lợi thủy sản thiên nhiên.
Học ngành y, nhưng chàng trai trẻ bảnh trai dân tộc Tày Trần Thế Ân (sinh 1991) lại về quê thôn Lúp, xã Phương Độ, thành phố Hà Giang (Hà Giang) để làm giàu bằng nghề chăn nuôi lợn, gà, cá. Đặc biệt, hiện Trần Thế Ân đang nuôi loài cá đặc sản của miền núi-cá bỗng. Đây là loài cá đặc sản hiếm có và có tuổi thọ tới 50 năm.
Đi theo nghề cho ngao đẻ, ươm ngao giống, không ngờ có ngày anh Phạm Văn Kim, 32 tuổi, trú tại xóm 5, xã Kim Trung, huyện Kim Sơn (Ninh Bình) có nguồn thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi tháng. Với ngao giống bé li ti lẫn trong cát, anh Kim cứ bán 1 kg là thu về 1 triệu đồng thế nên dân địa phương bảo anh cân cát lấy tiền.
Những chai thuốc trừ sâu, diệt nấm được một nhà khoa học tại Lâm Đồng nghiên cứu và điều chế theo công nghệ Enzim tiên tiến nhất, an toàn với con người và có tác dụng cải thiện môi trường. Loại thuốc trừ sâu này người nghiên cứu làm ra có thể uống ực ực. Đó là ông Nguyễn Phước, đường Nguyễn Văn Cừ, phường Lộc Sơn, TP Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng.
Nhiều hộ dân ở Cù Lao Dung (tỉnh tỉnh Sóc Trăng) đã thả nuôi cá bông lau trong ao đất mang lại hiệu quả kinh tế cao. Ông Lâm Thành Lâm ở ấp An Quới, xã An Thạnh 3, huyện Cù Lao Dung thả nuôi 4.000 con cá bông lau giống, năng suất đạt 15-17 tấn/ha, bình quân mỗi ký cá bông lau bán ra người nuôi cá lời 30 ngàn đồng.

End of content

Không có tin nào tiếp theo