Tìm kiếm: phá-rừng-nghiêm-trọng
Năm 2014, cả nước có hơn 21.000 vụ vi phạm pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng. Rừng toàn quốc đang bị khai thác cạn kiệt do công tác bảo vệ rừng chưa quyết liệt, thiếu các biện pháp đồng bộ tại các địa phương. Việc giữ rừng càng trở nên khó khăn hơn bao giờ hết khi nhiều cán bộ kiểm lâm đang tiếp tay cho việc phá rừng, tiêu thụ lâm sản trái phép, để dân lấn chiếm trái phép đất rừng…
Ngày 14.12, cơ quan chức năng tỉnh Lâm Đồng cho biết đã khởi tố hình sự hai vụ phá rừng nghiêm trọng xảy ra trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng vừa được phát hiện trong thời gian gần đây.
Nhiều cánh rừng tự nhiên, rừng nghèo tái sinh sau chiến tranh vùng thượng nguồn sông Hương (tỉnh TT- Huế) vừa bị bao chiếm ồ ạt do cơn sốt đất trồng rừng kinh tế gây nên. Chính quyền và cơ quan chức năng phản ứng ngăn chặn quá chậm trước nạn phá rừng.
Phá rừng, dân bị đẩy vào vùng tái định cư nguy hiểm, mưa góp lũ, nắng gây hạn…, những hậu quả để lại sau khi hàng trăm thủy điện không mới. Nhưng khi đập Thủy điện Sông Tranh 2 rò rỉ, một túi nước khổng lồ treo lơ lửng trên đầu vùng hạ du Vu Gia – Thu Bồn thì giọt nước đã tràn ly. Người dân, giới chuyên gia yêu cầu phải thay đổi trước khi quá muộn cho một, hay nhiều thảm họa chực chờ.
Cơ quan cảnh sát điều tra – công an tỉnh đã ra quyết định số 03, ngày 20/3 khởi tố vụ án “vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng” xảy ra tại xã Sơn Hồng, huyện Hương Sơn.
Sau khi kết thúc đợt truy quét gỗ trái phép được tập kết tại biên giới, Ủy ban Nhân dân tỉnh Hà Tĩnh đã chính thức giao cho lực lượng công an vào cuộc điều tra vụ phá rừng tại xã Sơn Hồng, nếu đủ điều kiện sẽ khởi tố vụ án.
End of content
Không có tin nào tiếp theo