Tìm kiếm: thương-phẩm

Từ những kiến thức về nghề nuôi thỏ mà mình tự học được, ông Nguyễn Vũ Ba (48 tuổi, xóm 7, xã Hải Tây, huyện Hải Hậu, Nam Định) đã xây dựng được mô hình nuôi thỏ lên đến 2.000 con, cho hiệu quả kinh tế cao, nhờ đó gia đình ông có nguồn thu nhập ổn định lên đến 20 triệu đồng/tháng.
Là một trong những người sớm nhận ra tiềm năng kinh tế của việc nuôi gà đen, anh Cháng A Vàng ở thôn Khuôn Bổ, xã Hồng Ca, huyện Trấn Yên (Yên Bái) đã mạnh dạn tiên phong nuôi loài gà đen xì này và bước đầu cho kết quả khá khả quan. Loài gà bản địa của người Mông có đặc điểm kỳ lạ là 2 chân có 9 ngon, chân này 4 ngón thì chân còn lại có 5 ngón.
Tình cờ một lần đọc báo, biết thông tin con nhím dễ nuôi, lại cho thu nhập cao, phù hợp thổ nhưỡng địa phương nên bà Nguyễn Thị Hoa ở xã Khánh Thành, huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình bỏ nuôi heo, nuôi vịt chuyển sang nuôi nhím rồi nuôi thêm hươu. Nhờ nuôi con lấy sừng non và con đầy gai nhọn đó mà mỗi năm gia đình bà kiếm được hàng trăm triệu đồng.
Đang có nghề lái xe trên thành phố với một mức lương cao và ổn định, nhưng anh Phạm Xuân Đức (35 tuổi) trú ở xóm 2, xã Khánh Thiện, huyện Yên Khánh (Ninh Bình) vẫn quyết định bỏ về quê để xây dựng mô hình nuôi chim bồ câu và dế thương phẩm, bước đầu mô hình của anh đã cho thu nhập hơn chục triệu/ tháng.
Chàng trai 8X Nguyễn Văn Phúc ở thôn Hiệu Chân, xã Tân Hưng (Sóc Sơn, Hà Nội) từng du học ngành công nghệ thông tin ở Nga, là một lập trình viên, bản thân Phúc cũng không thể ngờ có ngày mình trở thành một nông dân chính hiệu với nghề nuôi chim bồ câu, đổi đời nhờ “bay” trên những đôi cánh chim hòa bình.
Xuất thân từ một gia đình nông nghiệp, ông Hoàng Điền Dưỡng, ở xã Cẩm Điền, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương, sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự, bươn chải ngoài xã hội với nhiều ngành nghề và rồi, ông đã lựa chọn cho mình một hướng phát triển kinh tế bằng việc nuôi gà ác. Gà ác là loài gà mặt đen lông trắng toát.

End of content

Không có tin nào tiếp theo