Tìm kiếm: tái-đàn

Tết Nguyên đán được kỳ vọng là thời điểm giúp giá lợn tăng trở lại, người chăn nuôi có lãi. Tuy nhiên, trong bối cảnh nhu cầu chưa tăng cao do tác động của dịch bệnh COVID-19, nếu không chọn thời điểm xuất chuồng phù hợp, người chăn nuôi có thể thua lỗ bất cứ lúc nào.
Dịch bệnh chưa được kiểm soát hoàn toàn, song các doanh nghiệp bán lẻ vẫn quyết định tăng dự trữ hàng hóa từ 5 - 25%, triển khai nhiều chương trình ưu đãi, đẩy mạnh kênh online để gia tăng doanh số trong mùa mua sắm cuối năm, đặc biệt là Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022.
DNVN – Thời gian qua, giá thịt lợn hơi liên tục lao dốc. Tuy nhiên trong khi người chăn nuôi phải “khóc ròng” vì thua lỗ thì người tiêu dùng vẫn đang phải mua thịt lợn với giá cao. Đây là thời điểm cần có những giải pháp bình ổn giá thịt lợn để người chăn nuôi yên tâm tái đàn và đảm bảo được quyền lợi của cả người chăn nuôi và người tiêu dùng.
Khẳng định vai trò của địa phương là quyết định, Phó Thủ tướng yêu cầu các địa phương phải bảo đảm lưu thông hàng hóa thông suốt theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, không ban hành thêm các quy trình, thủ tục, giấy phép, gây khó khăn, cản trở lưu thông nhưng phải bảo đảm không để dịch bệnh lây lan qua hệ thống lưu thông hàng hóa.
Cú sốc giá lợn hơi "lao dốc" vì cung vượt cầu vào năm 2017 chưa được bao lâu thì ngành chăn nuôi lợn trong nước lại phải đối mặt với dịch tả lợn châu Phi, dịch COVID-19. Có thể nói những khó khăn trên đang "đẩy" người chăn nuôi nhỏ vào tình cảnh thua lỗ kéo dài, khó tái đàn trở lại.
Giá vật tư đầu vào cao ngất ngưởng, dẫn đến giá thành sản xuất tăng cao, trong khi đầu ra nông sản giữa đại dịch COVID-19 đợt 4 vẫn đang cùng cực, giá tụt thê thảm. Tất cả như “mùa vụ đắng” mà các nông hộ phải gánh chịu, và họ trở nên đắn đo như đứng giữa “ngã ba đường” với câu hỏi: Có nên tiếp tục hay dừng lại trong mùa vụ sau.

End of content

Không có tin nào tiếp theo