Tìm kiếm: vườn-dưa

Nắng xuân ấm áp, tôi tìm về thôn Mường, xã Phù Lưu, huyện Hàm Yên (Tuyên Quang) để “mục sở thị” mô hình trồng rau, quả sạch “5 không" của 2 kỹ sư Đại học Công nghiệp Hà Nội là Vũ Văn Sơn và Nông Quốc Doanh. Trong câu chuyện khởi nghiệp của mình, 2 chàng kỹ sư đầy năng động, bản lĩnh này đã đưa chúng tôi đi hết ngạc nhiên này đến bất ngờ khác….
Dù lợi nhuận mang lại không cao nhưng hiệu quả đạt được từ cây dưa chuột đã mang lại cho gia đình ông Bùi Văn Định, xóm Mớ Đồi (xã Hạ Bì, huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình) có thêm nguồn thu nhập, ổn định cuộc sống. Ông Định trồng hơn nửa ha dưa chuột, hơn 30 ngày sau có trái, hái đến đâu thương lái đến mua hết.
Sau khi tìm hiểu trên các phương tiện truyền thông và tham quan học tập tại những mô hình ở Bình Dương, Đồng Nai, chàng trai trẻ Lê Minh Đông (ở tổ dân phố 10, thị trấn Ea Đrăng, huyện Ea H’leo, tỉnh Đắk Lắk) quyết định khởi nghiệp theo hướng ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp: trồng dưa lưới trong nhà màng.
“Thế hệ chúng tôi đã chứng kiến biết bao người con ưu tú của dân tộc nằm xuống để cho mình hưởng một cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Thế mà, khi đất nước phát triển, sức khỏe và tính mạng con người lại bị đe dọa bởi thực phẩm bẩn. Vì vậy, tôi quyết định đầu tư trồng rau sạch ở Việt Nam” - ông Peter Hồng trải lòng.
Với quyết tâm phải làm ra sản phẩm nông nghiệp sạch, ông Mai Văn Hào ở xóm Trung Thành, xã Nga Thành, huyện Nga Sơn (Thanh Hóa) đã đầu tư vốn để trồng dưa lưới công nghệ cao trong nhà kính. Mô hình trồng dưa trong nhà kính của ông Hào không chỉ thay đổi cách làm truyền thống mà còn mang về cho ông hàng trăm triệu đồng/năm.
Nhiều mô hình công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp tại TP.HCM đã mang lại giá trị kinh tế cao, lợi nhuận từ 30 đến 40%. Chính vì vậy, lãnh đạo TP.HCM ưu tiên phát triển nông nghiệp công nghiệp cao và thậm chí có đề án hỗ trợ cụ thể cho các đơn vị, cá nhân áp dụng.

End of content

Không có tin nào tiếp theo